Công dụng thuốc Biocetum

Thuốc Biocetum được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Ceftazidime và Natri Carbonat. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime.

1. Công dụng của thuốc Biocetum

Biocetum là thuốc gì? Mỗi lọ bột thuốc có thành phần gồm Ceftazidime 1g và Natri Carbonat. Trong đó, Ceftazidime là 1 loại kháng sinh beta-lactam Cephalosporin thế hệ 3. Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế enzyme tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Sự bất hoạt này dẫn tới cản trở liên kết chéo của chuỗi peptidoglycan cần thiết đối với độ bền và độ cứng thành tế bào. Kết quả là suy yếu thành tế bào, gây ly giải tế bào. Hoạt chất này có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng tốt đối với các chủng vi khuẩn gram dương kỵ khí, vi khuẩn gram âm hiếu khí,..

Chỉ định sử dụng thuốc Biocetum: Điều trị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm ở:

  • Đường hô hấp dưới gồm viêm phổi, xơ hóa nang;
  • Tai - mũi - họng, viêm tai giữa mãn tính có mủ;
  • Da, mô mềm, máu, xương và khớp xương;
  • Đường niệu (có/không có biến chứng);
  • Phụ khoa: Nội mạc tử cung, viêm tế bào khung chậu,...;
  • Ổ bụng (bao gồm cả viêm phúc mạc);
  • Thần kinh trung ương;
  • Suy yếu hệ miễn dịch dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt là ung thư;
  • Chấn thương, tai nạn (bao gồm cả bỏng);
  • Dự phòng nhiễm khuẩn, điều trị bao vây trong thời gian chờ kết quả kháng sinh đồ.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Biocetum:

2. Cách dùng thuốc Biocetum

Đường dùng: Tiêm bắp sâu, tiêm truyền tĩnh mạch 2 - 4 phút, tiêm truyền nhỏ giọt thời gian ngắn.

Hướng dẫn dùng thuốc:

  • Hòa tan bột thuốc trong lọ với nước cất pha tiêm. Thể tích nước được thêm vào (ml) lần lượt ứng với từng trường hợp là tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch:
    • Hàm lượng 250mg: 1ml; 2,5ml;
    • Hàm lượng 500mg: 1,5ml; 5ml;
    • Hàm lượng 1g: 3ml; 10ml; 50ml.
  • Sau khi pha xong, cần dùng tiêm ngay hoặc bảo quản 24 giờ ở nhiệt độ phòng, 7 ngày trong điều kiện 2 - 8°C;
  • Khi tiêm truyền tĩnh mạch, nên pha loãng dung dịch thuốc với dung dịch tương hợp như: NaCl 0,9%, Glucose 5%, các dạng phối hợp giữa NaCl + Glucose, Glucose 10% + Ringer;
  • Có thể pha bột thuốc Biocetum với Lidocain 0,5% - 1% trong trường hợp dùng tiêm bắp sâu;
  • Trước khi sử dụng, dung dịch tiêm Biocetum nên được kiểm tra bằng mắt, không nên tiêm nếu có phân tử lạ hoặc có màu;
  • Vệ sinh sạch sẽ vị trí tiêm và tiêm thuốc, không được đâm quá mạnh để tránh làm tổn thương mạch máu.

3. Liều dùng thuốc Biocetum

Liều dùng thuốc Biocetum theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo liều của nhà sản xuất. Liều dùng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

  • Người lớn: Thường sử dụng 1g/8 giờ hoặc 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Dùng liều khác khi bị nhiễm trùng ở những trường hợp sau:
    • Xương khớp: Dùng liều 2g mỗi 12 giờ;
    • Da và mô mềm, viêm phổi: Dùng liều 500mg - 1g mỗi 8 giờ;
    • Phụ khoa, màng bụng, viêm màng não - tủy, nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch: Dùng liều 2g mỗi 8 giờ;
    • Xơ hóa nang có viêm phổi: Dùng liều 100 - 150mg/kg/ngày, chia làm 3 lần (tối đa 9g);
  • Người cao tuổi: Không sử dụng quá 3g/ngày, đặc biệt là ở người trên 80 tuổi:
  • Trẻ em:
    • Từ trên 3 tháng đến dưới 13 tuổi: Dùng liều 300 - 100mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần/ngày;
    • Trẻ em ≤ 3 tháng tuổi: Dùng liều 25 - 60mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
  • Bệnh nhân suy thận:
    • CC dưới 5ml/phút: Dùng liều 500mg mỗi 48 giờ;
    • CC 6 - 15ml/phút: Dùng liều 500mg mỗi 24 giờ;
    • CC 16 - 30ml/phút: Dùng liều 1g mỗi 24 giờ;
    • CC 31 - 50mml/phút: Dùng liều 1g mỗi 12 giờ;
    • Thẩm tách màng bụng: Khởi đầu với liều 1g, sau đó duy trì với liều 500mg mỗi 24 giờ;
    • Thẩm tách máu: Dùng liều 1g mỗi lần thẩm tách.

Quên liều: Trường hợp này hiếm khi xảy ra do việc tiêm thuốc Biocetum được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Quá liều: Sử dụng thuốc Biocetum quá liều có thể gây các triệu chứng như co giật, hôn mê hoặc kích thích thần kinh cơ. Khi gặp các triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp xử trí sớm. Thẩm tách máu và màng bụng là biện pháp giúp làm giảm nồng độ của thuốc trong máu.

4. Tác dụng phụ của thuốc Biocetum

Khi sử dụng thuốc Biocetum, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Viêm tĩnh mạch huyết khối, ngứa da, phát ban, sốt, đỏ và đau tại chỗ tiêm;
  • Hiếm gặp: Buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu;
  • Rất hiếm gặp: Bệnh Áp Tơ, bội nhiễm Candida, thiếu máu do tan máu, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, viêm âm đạo, tăng Aminotransferase, tăng phosphatase kiềm, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào thoáng qua;
  • Bất thường về kết quả xét nghiệm: Gây dương tính giả test glucose nước tiểu, có phản ứng Coombs dương tính không kèm tan huyết,...

Người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Biocetum để có biện pháp xử trí kịp thời.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Biocetum

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Biocetum:

  • Nhiều nghiên cứu xếp thuốc Biocetum có tính an toàn thuộc nhóm B với phụ nữ mang thai và thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ với lượng ít. Do đó, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, có sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, được bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp;
  • Thuốc Biocetum có thể gây đau đầu, choáng váng nên cần thận trọng khi sử dụng cho người vận hành máy móc, lái xe,...;
  • Thành phần Ceftazidime trong thuốc Biocetum không có tác dụng với các trực khuẩn gram âm tiết beta-lactamase phổ rộng. Ceftazidime có hoạt tính với Enterococci và Streptococci;
  • Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nguy hiểm tính mạng và bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì có thể sử dụng thuốc Biocetum cùng với Aminoglycoside, Vancomycin, Clindamycin;
  • Trong quá trình pha thuốc bột Biocetum với Carbon Dioxide được giải phóng có thể thấy hiện tượng vẩn đục nhưng sau 1 - 2 phút thì dung dịch sẽ trong suốt trở lại;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Biocetum cho người quá mẫn với Penicillin, mắc bệnh dạ dày - ruột;
  • Viêm đại tràng màng giả có thể xuất hiện trong thời gian điều trị với thuốc Biocetum. Trường hợp nhẹ thì tình trạng này có thể tự giảm khi ngừng thuốc. Nếu có triệu chứng trung bình và nặng, cần bù nước, điện giải, protein và sử dụng kháng sinh thích hợp chống lại C. difficile;
  • Dùng thuốc Biocetum đúng với liều lượng và thời gian thích hợp để tránh tình trạng kháng thuốc;
  • Không nên tiêm thuốc Biocetum vào động mạch, vì có thể gây co mạch và hoại tử;
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi chỉ dùng thuốc Biocetum theo đường tĩnh mạch; trẻ dưới 2,5 tuổi chỉ dùng thuốc theo đường tiêm bắp và không kèm Lidocain;
  • Đối với các trường hợp viêm tai giữa, nên kết hợp sử dụng thuốc Biocetum với một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

6. Tương tác thuốc Biocetum

Tương tác thuốc có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc, hiệu quả điều trị bệnh hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ khó lường. Tốt nhất người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để có hướng chỉ định phù hợp. Một số tương tác thuốc của Biocetum gồm:

  • Chloramphenicol có tác dụng đối kháng với Ceftazidime (thành phần chính của thuốc Biocetum), gây mất hoạt tính. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng đồng thời cả 2 loại thuốc này;
  • Dung dịch kháng sinh Aminoglycosid có thể làm giảm tác dụng kháng khuẩn của thuốc Biocetum nếu trộn lẫn với nhau;
  • Ceftazidime và Vancomycin có thể gây tương kỵ vật lý, kết tủa nếu để chung dung dịch của chúng trong 1 Syringe hoặc 1 lọ đựng dịch truyền.

Khi sử dụng thuốc Biocetum, người bệnh nên tuân thủ đúng, phối hợp theo mọi hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh của thuốc và tránh được các tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

311 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan