Công dụng thuốc Broncomine 4mg

Thuốc Broncomine là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc Broncomine.

1.Thông tin chung về Broncomine

Broncomine được bào chế ở dạng viên nén bao phim, mỗi viên sẽ chứa Brompheniramine maleat 4mg.

  • Dược lực học: Broncomine 4mg là một loại thuốc kháng histamin, có tác dụng ngoại ý là an thần và kháng cholinergic - làm khô niêm mạc. Tại các thụ thể trên tế bào tác động, các kháng histamin cạnh tranh với histamin.
  • Dược động học: Khi uống 4mg brompheniramine maleat, nồng độ dinh dưỡng trong huyết thanh đạt được sau 4 - 5 giờ. 80 - 85% brompheniramine maleat gắn kết với các protein huyết tương. Một phần brompheniramine maleat được chuyển hóa sang các dạng mono- và dimethyl. Các chất chuyển hóa cũng có tác dụng dược lý.

Chất Brompheniramine được phát hiện trong mọi mô cơ thể và với nồng độ cao tại phổi. Có thể thuốc Broncomine đi vào được trong sữa mẹ và qua hàng rào nhau thai. Brompheniramine được đưa ra ngoài cơ thể bằng cách bài tiết trong nước tiểu ở cả hai dạng nguyên vẹn và chất chuyển hóa.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Broncomine

2.1. Chỉ định sử dụng

Thuốc Broncomine 4 được chỉ định để làm thuyên giảm các triệu chứng của sốt/ dị ứng đường hô hấp trên như ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa mũi hoặc họng.

2.2.Chống chỉ định sử dụng

Broncomine 4mg không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với các thuốc có brompheniramine maleat và các kháng histamin khác có cấu trúc hóa học tương tự;
  • Người bệnh đang điều trị với các thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO);
  • Người bệnh có glaucoma góc đóng và tăng sinh huyết tuyến tiền liệt;
  • Không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu cân.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Broncomine

Thuốc Broncomine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng bằng đường uống. Liều dùng thuốc Broncomine cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: 1 viên/ 4 - 6 giờ, không quá 6 viên/ 24 giờ;
  • Trẻ em 6 - 12 tuổi: Nửa viên/ 4 - 6 giờ, không quá 3 viên/ 24 giờ;
  • Trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Broncomine

Đã có những báo cáo ghi nhận người dùng sau khi uống Broncomine gặp một số tác dụng phụ. Theo đó, các dụng phụ thường gặp là:

  • Toàn thân: Nổi mề đay, phát ban do thuốc, choáng phản vệ, nhạy cảm với ánh sáng, toát mồ hôi nhiều, ớn lạnh, khô miệng/ mũi/ họng;
  • Tim mạch: Hạ huyết áp, đau đầu, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu;
  • Tạo máu: Gây thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm tế bào hạt;
  • Thần kinh: An thần, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn phối hợp, mệt mỏi, lú lẫn, bồn chồn, kích động, nóng nảy, rung cơ, dễ bị kích thích, tình trạng mất ngủ, dị cảm, mắt nhìn mờ hoặc nhìn song thị hoặc bị hoa mắt, ù tai, viêm mê đạo tai cấp tính, hysteria, viêm dây thần kinh, co giật;
  • Tiêu hóa: Đầy thượng vị, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón;
  • Tiết niệu - Sinh dục: Tiểu lắt nhắt, tiểu khó, bí tiểu, có kinh nguyệt sớm;
  • Hô hấp: Thuốc làm đặc chất tiết phế quản gây tức ngực, thở khò khè, nghẹt mũi.

Nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh cảm thấy khó chịu, sức khỏe không tốt thì cần ngừng dùng thuốc và hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn tốt nhất.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Broncomine

  • Như mọi thuốc kháng histamin khác, Broncomine có tác động giống atropin, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có tiền căn hen phế quản, tăng áp lực nội nhãn, cường giáp, bệnh tim mạch, huyết áp cao.
  • Trong các bệnh lý đường hô hấp dưới thì không được sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị các triệu chứng của đường hô hấp dưới như hen phế quản.
  • Do chưa có đầy đủ các nghiên cứu thực nghiệm và trên người chưa xác định nguy cơ khi dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai nên thuốc Broncomine không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang bầu.
  • Do chưa có đầy đủ thông tin về dược động học của thuốc ở bà mẹ đang cho con bú nên không khuyến cáo dùng cho bà mẹ đang cho con bú.
  • Do nguy cơ gây buồn ngủ của thuốc nên cần thật cẩn trọng sử dụng cho người lái xe hay vận hành máy móc.

6. Tương tác thuốc Broncomine

  • Làm tăng thêm tác dụng khi dùng đồng thời với các chất kháng cholinergic (kháng histamin khác, thuốc an thần, thuốc trị parkinson, thuốc chống co thắt atropine, disopyramide, thuốc chống trầm cảm ba vòng);
  • Không dùng chung với các đồ uống có cồn, vì chúng làm tăng tác dụng an thần của các thuốc kháng histamin;
  • Cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, vì các thuốc này gây nên tác dụng mạnh, đặc biệt ở những người phải lái xe hay vận hành điều khiển máy móc.

7. Xử trí khi dùng thuốc Broncomine quá liều

  • Người lớn: Hiếm khi gặp phải triệu chứng sốt và đỏ mặt. Trầm cảm và hôn mê có thể được báo hiệu trước bằng tình trạng kích thích và co giật;
  • Trẻ em: Các triệu chứng nổi bật là kích thích và kích động, ảo giác, mất điều hòa, mất phối hợp, múa vờn và co giật. Đồng tử giãn cố định, đỏ mặt và sốt là những dấu hiệu của ngộ độc atropine. Thì cuối có thể là hôn mê và suy tuần hoàn - hô hấp. Tử vong có thể xảy ra đột ngột trong vòng 2 - 98 giờ.

Xử trí: Thường sẽ được điều trị triệu chứng, ngoài ra, người dùng có thể cần phải có sự trợ giúp của nhân viên y tế để thở và chống co giật.

Thuốc Broncomine là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tinifast 180
    Công dụng thuốc Tinifast 180

    Thuốc Tinifast 180 có công dụng trong điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính gây ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và tránh ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Cetalecmin
    Công dụng thuốc Cetalecmin

    Thuốc Cetalecmin được bác sĩ kê đơn sử dụng chủ yếu để điều trị các trường hợp bị dị ứng hay quá mẫn, chẳng hạn như dị ứng da, mắt hoặc rối loạn viêm mắt,... Để đảm bảo an toàn ...

    Đọc thêm
  • qaderlo
    Công dụng thuốc Qaderlo

    Thuốc Qaderlo được dùng theo đơn của bác sĩ nhằm điều trị cho các tình trạng dị ứng phổ biến như viêm mũi dị ứng hoặc nổi mày đay mãn tính tự phát. Để thuốc Qaderlo phát huy đầy đủ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Unitadin
    Công dụng thuốc Unitadin

    Unitadin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng trong các trường hợp quá mẫn, có thành phần chính là Loratadine. Thuốc Unitadin được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Thông tin chi tiết về thuốc ...

    Đọc thêm
  • Ridaflex
    Công dụng thuốc Ridaflex

    Ridaflex có thành phần chính Fexofenadine, là thuốc chống dị ứng thế hệ mới - kháng thụ thể histamin H1, được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng, cúm mùa, người bệnh ngứa, nổi mày đay cấp tính, ...

    Đọc thêm