Công dụng thuốc Cablivi

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải là bệnh lý hiếm gặp. Hiện nay, bệnh nhân có thể điều trị bệnh lý này bằng thuốc Cablivi kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch và trao đổi huyết tương. Vậy Cablivi là thuốc gì?

1. Cablivi là thuốc gì?

Cablivi là thuốc gì? Thuốc Cablivi bào chế dưới dạng dịch tiêm với thành phần chính là hoạt chất Caplacizumab hàm lượng 11mg trong mỗi lọ. Caplacizumab bản chất là một mảnh kháng thể định hướng yếu tố đông máu von Willebrand (vWF: von Willebrand factor). Cơ chế tác dụng của thuốc Cablivi (Caplacizumab) là tác động vào vùng A1 của vWF, đồng thời ức chế quá trình tương tác giữa vWF với tiểu cầu, từ đó làm ức chế cả quá trình kết dính tiểu cầu qua trung gian vWF và quá trình tiêu thụ tiểu cầu.

2. Thuốc Cablivi chữa bệnh gì?

Thuốc Cablivi chữa bệnh gì? Thuốc Cablivi được sử dụng trong điều trị bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải (Acquired thrombotic thrombocytopenic purpura-aTTP) ở người trưởng thành. Lưu ý, thuốc Cablivi thường phải điều trị phối với với thuốc ức chế miễn dịch và liệu pháp trao đổi huyết tương.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải (Acquired Thrombotic Thrombocytopenic Purpura- TTP) là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cao. Biểu hiện đặc trưng của aPTT là tình trành thiếu máu tán huyết vi mạch và giảm số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do thiếu hụt enzyme phân hủy yếu tố Von Willebrand (còn được gọi là ADAMTS13).

Lưu ý: Bệnh nhân điều trị bằng thuốc Cablivi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường. Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bệnh nhân có những biểu hiện như bầm tím, chảy máu bất thường hoặc chảy máu không ngừng.

3. Những vấn đề lưu ý trước khi dùng thuốc Cablivi

  • Không nên sử dụng thuốc Cablivi cho bệnh nhân có cơ địa hoặc tiền sử dị ứng với Caplacizumab;
  • Trước khi dùng thuốc Cablivi, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử chảy máu hoặc mắc các bệnh rối loạn đông máu;
  • Phụ nữ mang thai cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ về việc sử dụng thuốc Cablivi. Mặc dù Caplacizumab có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai nhi nhưng lợi ích điều trị aTTP bằng thuốc Cablivi cho bà mẹ có thể lớn hơn nhiều khi so sánh với những nguy cơ bất lợi có thể xảy ra. Đồng thời, bệnh nhân đang dùng thuốc Cablivi cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu mang thai trong quá trình điều trị;
  • Thuốc Cablivi có thể không an toàn khi dùng cho đối tượng bà mẹ đang cho con bú. Bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.

4. Liều dùng, cách dùng thuốc Cablivi

Thuốc Cablivi sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da và nên bắt đầu dùng trước thời điểm liệu pháp trao đổi huyết tương.

Liều khuyến cáo của thuốc Cablivi như sau:

  • Ngày đầu tiên: Tiêm tĩnh mạch 1 lọ thuốc Cablivi 11mg ít nhất 15 phút trước thời điểm trao đổi huyết tương, sau đó tiêm dưới da 1 lọ thuốc Cablivi 11mg sau hoàn thành trao đổi huyết tương ở ngày đầu tiên;
  • Điều trị hằng ngày trong giai đoạn còn trao đổi huyết tương: Tiêm dưới da 1 lọ thuốc Cablivi 11mg, 1 lần/ngày sau khi trao đổi huyết tương;
  • Điều trị sau thời gian trao đổi huyết tương: Tiêm dưới da 1 lọ thuốc Cablivi 11mg, 1 lần/ngày trong thời gian 30 ngày sau khi kết thúc liệu pháp trao đổi huyết tương;
  • Nếu sau đợt điều trị đầu tiên của thuốc Cablivi, bệnh nhân vẫn còn dấu hiệu bệnh aPTT tiềm ẩn kéo dài cũng như mức độ hoạt động của chất ức chế ADAMTS13 vẫn còn thì việc dùng thuốc Cablivi có thể được kéo dài thêm tối đa 28 ngày;
  • Ngừng thuốc Cablivi nếu bệnh nhân trải qua hơn 2 lần tái phát aTTP trong quá trình sử dụng thuốc.

Cách dùng thuốc Cablivi:

  • Thuốc Cablivi phải được pha loãng với dung môi phù hợp trước khi sử dụng;
  • Chỉ chuẩn bị mũi tiêm thuốc Cablivi khi bệnh nhân đã sẵn sàng sử dụng;
  • Không sử dụng thuốc Cablivi nếu dung dịch sau pha bị vẩn đục, thay đổi màu sắc hoặc có các hạt kết tủa bên trong;
  • Nếu có chỉ định phẫu thuật, thực hiện thủ thuật nha khoa hoặc các thủ thuật y tế khác, bệnh nhân có thể phải ngừng sử dụng thuốc Cablivi ít nhất 7 ngày trước. Do đó, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bản thân đang trong thời gian điều trị aPTT bằng thuốc Cablivi;
  • Bảo quản thuốc Cablivi trong tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời và tuyệt đối không được đóng băng;
  • Nếu không thể sử dụng thuốc Cablivi đã pha ngay lập tức thì hãy bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 4 giờ. Mỗi lọ thuốc Cablivi chỉ được tiêm trong một lần sử dụng duy nhất, cần vứt bỏ sau khi tiêm ngay cả khi vẫn còn thuốc bên trong.

Quên liều thuốc Cablivi và cách xử trí:

  • Nếu bỏ lỡ một liều trong thời gian còn đang trao đổi huyết tương mỗi ngày: Bệnh nhân cần được sử dụng liều thuốc Cablivi đã quên càng sớm càng tốt, tuy nhiên hãy bỏ qua nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo (Không sử dụng 2 liều thuốc Cablivi cùng một lúc);
  • Nếu bỏ lỡ một liều thuốc Cablivi và không còn trao đổi huyết tương: Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc Cablivi càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu trễ hơn 12 giờ so với thời điểm dùng hằng ngày.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cablivi

Bệnh nhân dùng thuốc Cablivi cần được cấp cứu y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mày đay, khó thở; sưng phù mặt/môi/lưỡi/cổ họng.

Thuốc Cablivi có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay lập tức, bao gồm:

  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (bao gồm chảy máu mũi, chảy máu chân răng);
  • Xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Chảy máu liên tục không cầm;
  • Triệu chứng xuất huyết dạ dày như đi tiêu phân có máu hoặc màu đen, nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê.

Các tác dụng phụ thường gặp khác của thuốc Cablivi có thể bao gồm:

  • Chảy máu mũi, chảy máu nướu răng;
  • Đau đầu.

6. Tương tác của thuốc Cablivi

Để hạn chế những tương tác thuốc bất lợi, bệnh nhân hãy thông báo với bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc khác đang dùng trước khi điều trị bằng thuốc Cablivi, đặc biệt là:

Thuốc Cablivi bào chế dưới dạng dịch tiêm với thành phần chính là hoạt chất Caplacizumab hàm lượng 11mg trong mỗi lọ. Thuốc Cablivi được sử dụng trong điều trị bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối mắc phải (Acquired thrombotic thrombocytopenic purpura-aTTP) ở người trưởng thành. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trao đổi với bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: drugs.com

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan