Công dụng thuốc Cetecodamuc

Thuốc Cetecodamuc có thành phần hoạt chất chính là Acetylcystein với hàm lượng 1,5g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có tác dụng đối với đường hô hấp như tiêu nhầy trong bệnh phổi- phế quản cấp hay mạn tính. Thuốc cũng được sử dụng với công dụng làm thuốc giải độc Paracetamol.

1. Thuốc Cetecodamuc là thuốc gì?

Thuốc Cetecodamuc là thuốc gì? Thuốc Cetecodamuc có thành phần hoạt chất chính là Acetylcystein với hàm lượng 100mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có tác dụng đối với đường hô hấp như tiêu nhầy trong bệnh phổi- phế quản cấp hay mạn tính. Thuốc cũng được sử dụng với công dụng làm thuốc giải độc Paracetamol.

Thuốc Cetecodamuc được bào chế dưới dạng thuốc cốm, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 20 gói và mỗi gói chứa 1,5g.

Hoạt chất chính Acetylcystein là một chất điều hòa chất nhầy theo kiểu làm tan đờm và và thuốc giải độc khi quá liều paracetamol. Thuốc làm giảm độ quánh của đờm ở phổi có kèm theo mủ hoặc không bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo sự thuận lợi để tống đờm ra ngoài cơ thể bằng phản xạ ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học.

Hoạt chất Acetylcystein cũng được sử dụng tại chỗ trong điều trị tình trạng không có nước mắt. Acetylcystein dùng để bảo vệ chống gây độc cho gan do quá liều với hoạt chất Paracetamol. Nguyên nhân là do hoạt chất này có vai trò duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion của gan là chất cần thiết để làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của paracetamol gây độc tính đối với gan.

2. Thuốc Cetecodamuc công dụng gì?

Thuốc Cetecodamuc công dụng gì? Thuốc Cetecodamuc có công dụng trong:

  • Tiêu chất nhầy trong các bệnh phế quản phổi thể cấp và mãn tính kèm theo tăng tiết chất nhầy và làm sạch thường quy đối với những trường hợp mở khí quản.
  • Dùng làm thuốc giải độc trong quá liều thuốc Paracetamol.

3. Chống chỉ định của thuốc Cetecodamuc

Không sử dụng thuốc Cetecodamuc trong những trường hợp quá mẫn hay cơ địa nhạy cảm với Acetylcystein hoặc một trong các thành phần thuốc.

Chống chỉ định của thuốc Cetecodamuc chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thuộc những đối tượng trên người bệnh cũng không được tự ý sử dụng thuốc. Tốt nhất người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà.

4. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cetecodamuc

Cách dùng và liều dùng của thuốc Cetecodamuc như sau:

4.1. Cách dùng của thuốc Cetecodamuc

  • Thuốc Cetecodamuc được bào chế dưới dạng thuốc cốm, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Người bệnh cần tuân theo đúng cách dùng để nâng cao hiệu quả.

4.2. Liều dùng của thuốc Cetecodamuc

Nếu không có chỉ dẫn nào khác, liều điều trị thông thường như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 7 tuổi liều dùng là 200mg x 2- 3 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em từ 2 đến 7 tuổi dùng 200 mg x 2 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi dùng liều 100 mg x 2 lần/ ngày.
  • Trường hợp dùng thuốc làm chất giải độc trong điều trị quá liều Paracetamol: Liều khởi đầu 140mg/kg, tiếp theo cách 4 giờ uống một lần với liều 70 mg/kg và uống tổng cộng thêm 17 lần.
  • Acetylcystein có hiệu quả nhất khi dùng trong thời gian 8 giờ sau khi bị quá liều thuốc Paracetamol. Sau thời gian này hiệu quả điều trị sẽ giảm đi. Tuy nhiên, việc bắt đầu điều trị chậm hơn 24 giờ sau đó cũng có thể vẫn còn có ích.
  • Hòa tan thuốc trong nước rồi uống.

Cần lưu ý: Liều điều trị như thông tin ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị bệnh. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng đã được chỉ định hay sử dụng nhiều hơn hay ít hơn so với quy định với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

4.3. Trường hợp quá liều thuốc Cetecodamuc

Việc sử dụng quá liều thuốc Cetecodamuc có triệu chứng quá liều tương tự như quá liều vitamin A, cụ thể với các dấu hiệu đau nhức đầu nặng, buồn nôn hay nôn mửa, ngủ gà, kích ứng và ngứa ngáy trên da. Các triệu chứng này sẽ bớt dần mà không cần điều trị.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cetecodamuc

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cetecodamuc người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: sốt hoặc rét run, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, đau nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay trên da, co thắt phế quản kèm theo xuất hiện phản ứng dạng phản vệ toàn thân.

Những thông tin như đã trình bày ở không phải toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người sử dụng thuốc cũng có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Cetecodamuc.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Cetecodamuc

Khi sử dụng thuốc Cetecodamuc, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Theo dõi chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu sử dụng đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng.
  • Nếu có co thắt phế quản, phải sử dụng Ipratropium (thuốc kháng muscarin), thuốc phun mù giãn phế quản như Salbutamol (thuốc beta - adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) và phải ngừng sử dụng thuốc có chứa Acetylcystein ngay.
  • Khi điều trị với Acetylcystein, cụ thể là thuốc Cetecodamuc có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
  • Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thuốc Cetecodamuc sử dụng an toàn cho cả phụ nữ đang mang thai và người cho con bú.

7. Tương tác của thuốc Cetecodamuc

Tương tác của thuốc Cetecodamuc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Người bệnh nên uống thuốc Tetracyclin cách xa thời gian uống Acetylcystein ít nhất 2 giờ.
  • Không được dùng đồng thời thuốc Cetecodamuc với các thuốc giảm ho nguyên nhân là do có thể gây tắc nghẽn dịch nhầy nghiêm trọng do giảm phản xạ ho. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp sử dụng.
  • Thuốc Cetecodamuc có thể làm tăng tác dụng giãn mạch và ức chế kết tập tiểu cầu của Nitroglycerin.
  • Thành phần Acetylcysteine trong thuốc Cetecodamuc là một chất khử – không nên phối hợp với các chất có tính oxi hoá .
  • Tương tác của thuốc Cetecodamuc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có hướng tư vấn cách sử dụng thuốc phì hợp.

Bảo quản thuốc Cetecodamuc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Bên cạnh đó cần để thuốc tránh xa vật nuôi trong gia đình. Trước khi sử dụng thuốc hãy đọc kỹ hướng dẫn và hạn sử dụng. Nếu thuốc đã hết hạn không sử dụng được nữa hay có các dấu hiệu mốc hỏng thì cần tiêu hủy. Tham khảo các công ty môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Tóm lại, thuốc Cetecodamuc có thành phần hoạt chất chính là Acetylcystein là loại thuốc có tác dụng đối với đường hô hấp như tiêu nhầy trong bệnh phổi- phế quản cấp hay mạn tính. Đồng thời, loại thuốc này cũng được sử dụng với công dụng làm thuốc giải độc Paracetamol. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và nhân viên y tế có chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan