Công dụng thuốc Ciforkid

Thuốc Ciforkid có công dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mà nguyên nhân do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin. Thuốc cũng được lựa chọn để dự phòng trong những trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như mổ nội soi, phẫu thuật đường ruột.

1. Tác dụng thuốc Ciforkid

Thuốc Ciforkid thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Thuốc chứa thành phần chính là Ciprofloxacin 250mg cùng các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc.

Thuốc Ciforkid được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mà nguyên nhân do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin như: Nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn tai mũi họng và mắt, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh lậu, nhiễm khuẩn ổ bụng, tử cung và buồng trứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu có hoặc không biến chứng.
  • Thuốc cũng được lựa chọn để dự phòng trong những trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như mổ nội soi, phẫu thuật đường ruột.
  • Đối với trẻ em từ 1 -17 tuổi, Ciforkid là lựa chọn thứ 2 hoặc 3 trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm thận-bể thận. Còn trẻ từ 5-17 tuổi dùng thuốc Ciforkid để điều trị bệnh xơ nang có viêm phổi cấp nặng do P.aeruginosa.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ciforkid

Liều Ciforkid thông thường cho trẻ em:

  • Liều Ciforkid 10-20 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 750 mg/liều).

Liều Ciforkid thông thường cho người lớn:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: Sử dụng liều thuốc Ciforkid 250 - 500 mg, ngày 2 lần.
  • Nhiễm khuẩn nặng - có biến chứng: Dùng liều Ciforkid 750 mg, ngày 2 lần. Dùng từ 5 - 10 ngày.

Liều cho người bị rối loạn chức năng gan và thận:

  • Người bị suy giảm chức năng thận: Ðộ thanh thải creatinine < 20ml/phút hoặc nồng độ creatinine huyết thanh > 3mg/100 ml thì sử dụng liều 2 x nửa đơn vị của liều bình thường/ngày hoặc 1 x 1 liều bình thường/ngày.
  • Người suy giảm chức năng thận và lọc máu: Liều tương tự ở những người bị suy giảm chức năng thận.
  • Giảm chức năng thận và thẩm phân phúc mạc ở những bệnh nhân ngoại trú: Bổ sung Ciforkid dạng dịch truyền vào dịch lọc với liều 50 mg/lít dịch lọc, sử dụng 4 lần/ngày, mỗi 6 giờ. Trường hợp Ciforkid là viên bao film, uống liều 1 x 500mg viên bao film hoặc 2 x 250mg. Chia 4 lần/ngày, mỗi 6 giờ.

Liều thuốc Ciforkid ở người bị giảm chức năng gan:

  • Không cần chỉnh liều dùng Ciforkid.

Người bệnh giảm chức năng gan và thận:

  • Liều dùng Ciforkid tương tự như trường hợp bị giảm chức năng thận. Tuy nhiên, nên xác định nồng độ Ciprofloxacin trong huyết thanh nếu có thể.

Cách dùng thuốc Ciforkid:

  • Uống nguyên viên thuốc Ciforkid với một ít nước, không phụ thuộc vào giờ ăn.
  • Nếu uống thuốc Ciforkid lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc thuốc Ciforkid

  • Không được dùng thuốc Ciforkid trong các trường hợp quá mẫn cảm với Ciprofloxacin hoặc các thuốc nhóm Quinolon khác hay bất kỳ các tá dược nào có trong thuốc.
  • Không dùng đồng thời thuốc Ciforkid và Tizanidin.

4. Tương tác thuốc

Ciforkid tương tác với các loại thuốc khác sau đây:

  • Thuốc Agomelatine;
  • Thuốc Amifampridine;
  • Thuốc Cisapride;
  • Thuốc Dronedarone;
  • Thuốc Lomitapide;
  • Mesoridazine;
  • Thuốc Pimozide;
  • Piperaquine;
  • Thuốc Sparfloxacin;
  • Thuốc Thioridazine;
  • Tizanidine.

5. Tác dụng phụ của thuốc Ciforkid

Thuốc Ciforkid có thể gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh như:

  • Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh: Bội nhiễm nấm, nấm miệng, nấm âm đạo, nấm đường tiêu hóa.
  • Hệ huyết học và bạch huyết: Tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt và tiểu cầu, tăng bạch cầu và tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu và tủy xương (đe dọa tính mạng).
  • Hệ miễn dịch: Phản ứng dị ứng, phù, khó thở, phản ứng quá mẫn, shock phản vệ, phản ứng giống bệnh huyết thanh.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn, tăng glucose máu
  • Tâm thần và hệ thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, rối loạn vị giác, lú lẫn, dị cảm, co giật, giảm cảm giác, ngủ gà, nhược cơ, động kinh, vận động bất thường, loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, mất điều hòa, huyết áp tăng, rối loạn khứu giác, đau nửa đầu, mất vị giác.
  • Mắt: Rối loạn thị lực, nhìn đôi, rối loạn màu sắc
  • Tai và tai trong: Ù tai, điếc tạm thời
  • Tim mạch: Tim đập nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp, choáng, viêm mạch
  • Dạ dày ruột: Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, nuốt khó, viêm đại tràng giả mạc, viêm tụy.
  • Gan mật: Tăng bilirubin, suy gan, vàng da, viêm gan, hoại tử tế bào gan, viêm gan
  • Da và các mô dưới da: Phát ban, ngứa, nổi mề đay, nhạy cảm với ánh sáng, ban đỏ đa dạng, hồng ban nút, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, xuất huyết.
  • Hệ cơ xương: Đau khớp, đau cơ, viêm khớp, tăng trương lực cơ, chuột rút, yếu cơ, viêm gân, đứt gân, nhược cơ nặng.
  • Thận và tiết niệu: Tổn thương thận, suy thận, tiểu máu, sỏi thận, viêm thận kẽ
  • Xét nghiệm: Tăng chỉ số SGOT, tăng SGPT, bất thường chức năng gan, tăng phosphatase kiềm, tăng creatinin, tăng urea, bất thường prothrombin, tăng amylase, tăng lipase.

Lưu ý sử dụng thuốc Ciforkid trong các trường hợp sau:

  • Ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn bị tăng mẫn cảm, phản ứng dị ứng, động kinh và rối loạn thần kinh trước đó, rối loạn tâm thần, trầm cảm, viêm hoặc đau chi hay nhạy cảm ánh sáng.
  • Khi sử dụng Ciforkid, bạn nên uống đủ nước và tránh ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím.
  • Cần thận trọng khi sử dụng Ciforkid đối với người già, bệnh nhân đang sử dụng corticosteriod hoặc người thiếu men glucose 6 phostphat dehydrogensae hay tiền sử gia đình mắc bệnh này.
  • Nếu bị tiêu chảy nặng và kéo dài trong hoặc sau khi điều trị bằng thuốc Ciforkid, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Ciforkid có thể làm tăng transaminase tạm thời, phosphatase kiềm hoặc vàng da ứ mật, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tổn thương gan trước đó.
  • Ở trẻ em, chỉ định sử dụng thuốc Ciforkid còn hạn chế , vì vậy phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với những người lái xe và vận hành máy móc, thuốc Ciforkid có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, đặc biệt khi dùng rượu kèm theo.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng thuốc Ciforkid.

Trên đây là thông tin về thuốc Ciforkid, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi không còn sử dụng thuốc thì cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan