Công dụng thuốc Cimzia

Cimzia là thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u. Thuốc có dạng tiêm và được sử dụng để giảm đau, sưng do một số tình trạng viêm (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp,...).

1. Thuốc Cimzia công dụng

Cimzia là tên thương mại của Certolizumab pegol hay CDP870, thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u (TNF).

Với hoạt chất chính Certolizumab pegol trong Cimzia công dụng của thuốc là làm giảm tác động của một chất gây viêm trong cơ thể.

Cimzia thường được dùng cho người lớn để điều trị những bệnh sau:

  • Viêm khớp dạng thấp hoạt động (một bệnh gây viêm khớp) khi được sử dụng kết hợp với một loại thuốc khác, Methotrexate, hoặc dùng một mình khi điều trị bằng Methotrexate không thích hợp.
  • Viêm cột sống trục - Axial spondyloarthritis hay axSpA (bệnh gây viêm và đau các khớp nối của cột sống), bao gồm cả viêm cột sống dính khớp và axSpA phi xạ ảnh - khi chụp X-quang không thấy bệnh nhưng có dấu hiệu viêm rõ ràng.
  • Viêm khớp vẩy nến (một bệnh gây ra các mảng đỏ, có vảy trên da và viêm các khớp) khi dùng kết hợp với methotrexate hoặc dùng một mình khi điều trị bằng methotrexate không thích hợp.
  • Bệnh vẩy nến thể mảng, một căn bệnh gây ra các mảng màu đỏ, có vảy trên da.

Cimzia chủ yếu được sử dụng cho các tình trạng nghiêm trọng, nghiêm trọng vừa phải hoặc trở nên tồi tệ hơn, hoặc khi bệnh nhân không thể sử dụng các phương pháp điều trị khác.

2. Trước khi sử dụng thuốc Cimzia

Trước khi dùng Cimzia, bạn nên báo cho bác sĩ nếu từng bị dị ứng với Certolizumab.Bạn có thể không sử dụng Cimzia nếu đang có các triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, ho, lở loét trên da, khó thở, sụt cân, tiêu chảy hoặc đau khi đi tiểu.

Cho bác sĩ biết nếu bạn từng mắc bệnh lao, hoặc có bất kỳ ai trong gia đình mắc bệnh lao. Cũng nói với bác sĩ nếu bạn có đi du lịch trong thời gian gần đây để loại trừ bệnh lao và một số bệnh nhiễm trùng do nấm có thể mắc phải.

Cimzia có thể gây ra một loại ung thư bạch huyết hiếm gặp ở gan, lá lách và tủy xương và có thể dẫn đến tử vong. Điều này xảy ra chủ yếu ở thanh thiếu niên và nam giới trẻ tuổi mắc bệnh Crohn hoặc bị viêm loét đại tràng . Tuy nhiên, bất kỳ ai bị bệnh tự miễn đều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết cao hơn.

Cho bác sĩ biết nếu bạn từng ở trong một trong những tình trạng sau:

  • Nhiễm trùng mãn tính;
  • Viêm gan B (hoặc nếu bạn là người mang vi rút);
  • Ung thư;
  • Rối loạn tế bào máu;
  • Suy tim sung huyết ;
  • Một cơn động kinh;
  • Dị ứng với nhựa mủ;
  • Tê hoặc ngứa ran, hoặc các rối loạn hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng ;
  • Hoặc bạn được hẹn dùng bất kỳ loại vắc xin nào, hoặc gần đây đã được tiêm vắc xin BCG (Bacille Calmette-Guerin).

Vẫn chưa biết liệu Cimzia có gây hại cho thai nhi không. Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai.

Có thể không an toàn khi cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc này. Hỏi bác sĩ về rủi ro nào có thể xảy ra.

Không dùng Cimzia cho người dưới 18 tuổi.

3. Sử dụng thuốc Cimzia như thế nào?

  • Cimzia được tiêm dưới da. Nhân viên y tế có thể hướng dẫn bạn cách tự sử dụng thuốc đúng cách.
  • Chỉ khi đã sẵn sàng tiêm, mới chuẩn bị thuốc tiêm. Không tiêm nếu thuốc trông có màu đục, bị thay đổi màu sắc hoặc có các hạt trong đó. Hỏi bác sĩ để lấy thuốc mới.
  • Cimzia có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng bằng cách thay đổi cách hệ thống miễn dịch hoạt động vì vậy bạn có thể cần kiểm tra y tế thường xuyên.
  • Bảo quản Cimzia trong hộp nguyên thủy của nó trong tủ lạnh. Tránh ánh sáng và không đông lạnh thuốc.
  • Lấy ống tiêm ra khỏi tủ lạnh và để thuốc trở về đến nhiệt độ phòng trước khi tiêm.
  • Các ống tiêm chứa sẵn chưa mở cũng có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng lên đến 7 ngày, tránh xa nhiệt và ánh sáng. Vứt bỏ ống tiêm đã nạp sẵn nhưng không được sử dụng trong vòng 7 ngày.
  • Mỗi ống tiêm được nạp sẵn chỉ dùng một lần.
  • Chỉ sử dụng kim và ống tiêm một lần rồi đặt chúng vào đúng nơi quy định. Giữ thuốc Cimzia ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.
  • Một số loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến Cimzia, đặc biệt là:
    • Abatacept
    • Adalimumab
    • Anakinra
    • Etanercept
    • Ggolimumab
    • Infliximab
    • Natalizumab
    • Rituximab

4. Thông tin về liều lượng và lưu ý khi tiêm thuốc Cimzia

Liều Cimzia cho người lớn thông thường trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động từ trung bình đến nặng (RA). Liều khởi đầu: 400 mg tiêm dưới da (tiêm hai lần 200mg dưới da) ban đầu và vào các tuần thứ 2 và thứ 4, tiếp theo là 200 mg tiêm dưới da cách tuần một lần. Duy trì với liều 400 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần ở những bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng

Liều người lớn thông thường cho bệnh viêm khớp vẩy nến thể hoạt động (PsA):

  • Liều khởi đầu: 400 mg tiêm dưới da (tiêm hai lần 200 mg dưới da) ban đầu và các tuần thứ 2 và thứ 4, tiếp theo là 200 mg tiêm dưới da cách tuần một lần. Duy trì với liều 400 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần ở những bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng
  • Thuốc này có thể được dùng điều trị đơn độc khi bệnh nhân không dung nạp với Methotrexate hoặc khi việc tiếp tục điều trị với Methotrexate không phù hợp.

Liều người lớn thông thường cho bệnh viêm cột sống dính khớp hoạt động: Liều ban đầu: 400 mg tiêm dưới da (tiêm hai lần 200 mg dưới da) ban đầu và các tuần thứ 2 và thứ 4, tiếp theo là 400 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần hoặc 200 mg tiêm dưới da mỗi 2 tuần.

Liều thông thường cho người lớn mắc bệnh Crohn - duy trì:

  • Dùng để giảm các dấu hiệu của bệnh Crohn và duy trì đáp ứng lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh hoạt động từ mức trung bình đến nặng, những người có đáp ứng không đầy đủ với liệu pháp thông thường.
  • Liều ban đầu: 400 mg tiêm dưới da (tiêm hai lần 200mg dưới da) ban đầu và vào các tuần thứ 2 và thứ 4. Duy trì với liều 400mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần ở những bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng

Lưu ý chung khi tiêm là:

  • Nên luân phiên các vị trí tiêm. Khi cần dùng liều 400mg (nên tiêm 2 lần dưới da 200 mg và tiêm ở các vị trí riêng biệt ở bụng hoặc đùi).
  • Tránh tiêm Cimzia vào các vết sẹo hoặc vết rạn da, hoặc vào vùng da đỏ, bầm tím, sưng, cứng hoặc mềm.
  • Hỏi bác sĩ trước khi nhận bất kỳ loại vắc xin nào trong khi bạn đang được điều trị bằng Cimzia.
  • Tránh ở gần người bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng.
  • Tránh các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương hay chảy máu. Cẩn thận hơn để không làm chảy máu khi cạo râu hoặc đánh răng.

5. Cimzia tác dụng phụ

Nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng khi dùng Cimzia: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi.

Nhiễm trùng nặng và đôi khi gây tử vong có thể xảy ra trong quá trình điều trị với Cimzia. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng (như: sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho, đổ mồ hôi, vết thương trên da, mệt mỏi, khó thở, tiểu buốt, sụt cân, tiêu chảy.

Ngưng sử dụng Cimzia và gọi cho bác sĩ ngay nếu có:

  • Khó thở, sưng phù, tăng cân nhanh;
  • Da nhợt nhạt, dễ bầm tím, dễ chảy máu;
  • Các vấn đề về thần kinh - các vấn đề về thị lực, chóng mặt , cảm giác tê hoặc ngứa ran, yếu cơ ở cánh tay hoặc chân của bạn;
  • Các vấn đề về gan - chán ăn, đau dạ dày bên phải, mệt mỏi, vàng da (vàng da hoặc mắt); hoặc
  • Các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn của bệnh lupus - đau khớp và phát ban da trên má hoặc cánh tay xấu đi khi có ánh nắng.

Các khuyến cáo và biện pháp phòng ngừa mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra cần được bệnh nhân tuân theo để việc sử dụng Cimzia được an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ của bạn để nhận được hướng dẫn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

150 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Melgez 7.5
    Công dụng thuốc Melgez 7.5

    Thuốc Melgez 7.5mg được chỉ định trong điều trị dài ngày thoái hóa các khớp, viêm cột sống dính khớp và bệnh khớp mạn tính khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • phanabu 750
    Công dụng thuốc Phanabu 750

    Phanabu 750 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc có thành phần chính Nabumetone, thường được dùng để điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng cần dùng kháng viêm ...

    Đọc thêm
  • thuốc ikonap
    Công dụng thuốc Ikonap

    Ikonap có hoạt chất chính Nabumetone, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định với mục đích giảm đau chống viêm trong các trường hợp: Viêm đa khớp dạng ...

    Đọc thêm
  • Cetabufen
    Công dụng thuốc Cetabufen

    Thuốc Cetabufen thường được dùng bằng đường uống nhằm điều trị giảm đau và chống viêm đối với các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, cúm, thấp khớp, đau đầu,... Để đảm bảo an toàn và sớm đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Woorifenac
    Công dụng thuốc Woorifenac

    Woorifenac thuộc nhóm thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid. Thuốc Woorifenac dùng trong điều trị các cơn đau răng, đau do chấn thương và viêm xương khớp cực kỳ hiệu quả. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc ...

    Đọc thêm