Công dụng thuốc Corticotropin

Thuốc Corticotropin là loại thuốc được ưu tiên chỉ định sử dụng trong các trường hợp cần chẩn đoán sàng lọc bệnh nhân bị suy vỏ thượng thận. Thuốc Corticotropin là loại thuốc kê đơn nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Corticotropin trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Corticotropin là gì?

1.1. Thuốc Corticotropin là thuốc gì?

Thuốc Corticotropin thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố. Cụ thể là một loại hormone kích thích vỏ thượng thận. Thuốc có nhiều dạng biệt dược như: Acthar Gel, Adrenocorticotropic hormone (, Adrenocorticotropic, Cortisol, Cortigel, ACTH-80, ACTH-40 HP. Thường được đóng dưới dạng lọ thuỷ tinh 80mg/ml.

Thuốc Corticotropin được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và người trưởng thành.

1.2. Thuốc Corticotropin có tác dụng gì?

Corticotropin (ACTH hoặc hormon vỏ thượng thận) là một loại hormone polypeptide được sản xuất và tiết ra bởi tuyến yên. Nó đóng vai trò quan trọng trong trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận.

Thuốc Corticotropin được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

  • Phục vụ chẩn đoán suy vỏ thượng thận.
  • Chứng viêm tuyến giáp, tăng calci huyết.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Bệnh collagen, chứng rối loạn thấp khớp.
  • Điều trị viêm da tróc vảy, bệnh vẩy nến nặng, bệnh pemphigus, viêm da bóng nước herpetiformis, ban đỏ trên da dạng nặng (hội chứng Stevens-Johnson), viêm da tiết bã nặng, hoặc thuốc diệt nấm da.
  • Điều trị các tình trạng dị ứng và viêm nhiễm cấp tính hay mãn tính nghiêm trọng liên quan đến mắt và phần phụ của mắt.
  • U tế bào hạt có triệu chứng.
  • Hội chứng Loeffler, bệnh Brucella.
  • Viêm phổi
  • Thiếu máu giảm sản bẩm sinh (hồng cầu), thiếu máu tan máu mắc phải (tự miễn), giảm nguyên bào hồng cầu (thiếu máu hồng cầu), giảm tiểu cầu thứ phát.
  • Bệnh lao phổi và lao ngoài phổi mức độ nặng.
  • Hỗ trợ điều trị giảm nhẹ trong các bệnh ung thư hệ bạch huyết.
  • Viêm thận lupus, hội chứng thận hư.
  • Nhiễm giun xoắn.
  • Chứng co thắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Hội chứng suy vỏ thượng thận nguyên phát.

Ngoài ra, thuốc còn được coi như liệu pháp giảm nhẹ ngắn hạn cho các đợt cấp và giảm bớt các biến chứng toàn thân của viêm loét đại tràng và/hoặc viêm ruột theo vùng. Bệnh Crohn ở giai đoạn tối cấp từ mức độ trung bình cho đến nặng, kể cả đối với những bệnh nhân có khối u ở bụng, hay những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp dùng đường uống.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc Corticotropin
  • Chứng xơ cứng bì.
  • Bệnh loãng xương.
  • Nhiễm nấm toàn thân (ngoài da).
  • Herpes simplex ở mắt.
  • Có ca phẫu thuật thời gian gần đây.
  • Có tiền sử hoặc hiện tại đang bị loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh suy tim sung huyết (CHF), tăng huyết áp.
  • Các tình trạng kèm theo chứng suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc chức năng vỏ thượng thận tăng.
  • Người bệnh bị quá mẫn với protein có nguồn gốc từ lợn.

2. Cách sử dụng của thuốc Corticotropin

2.1. Cách dùng thuốc Corticotropin

Thuốc Corticotropin dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, không dùng tiêm truyền tĩnh mạch. Cách sử dụng như sau:

  • Rửa tay trước và sau khi sử dụng thuốc này.
  • Lấy lọ thuốc từ tủ lạnh và để thuốc nguội dần đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng, có thể cho thuốc vào lòng bàn tay dùng hai tay chà sát vài phút để thuốc nhanh nguội. Không tạo áp suất quá cao cho lọ thuốc trước khi rút.
  • Sát khuẩn vị trí tiêm vết tiêm bằng bông tẩm cồn và để khô trước khi tiêm.
  • Lau sạch phần trên của lọ có nút cao su bằng miếng bông tẩm cồn vô trùng khác.
  • Sử dụng bơm kim tiêm để lấy đủ lượng thuốc cần tiêm theo quy định.
  • Tiêm thuốc cho bệnh nhân theo chỉ định
  • Cho lọ vào tủ lạnh bảo quản sau khi sử dụng.

Lưu ý: Mỗi 1mg Corticotropin ~ 1IU (đơn vị quốc tế)

2.2. Liều dùng của thuốc Corticotropin

Người lớn

Sử dụng với các bệnh mãn tính với liều > 40 mg mỗi ngày có thể liên quan đến các tác dụng phụ không thể kiểm soát được.

Liều thông thường: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 40 - 80 mg dùng mỗi 24 đến 72 giờ.

  • Chẩn đoán suy vỏ thượng thận: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 40 mg thường đạt được gần với ngưỡng kích thích vỏ thượng thận tối đa; tuy nhiên, có thể dùng đến liều 80mg dưới dạng tiêm một lần. Hoặc có thể thực hiện một hoặc nhiều lần tiêm với liều lượng thấp hơn 20 mg là đủ ở một số bệnh nhân.
  • Đa xơ cứng: Tiêm bắp 80 - 120 mg mỗi ngày trong 2 đến 3 tuần.

Trẻ em: Liều thông thường: Tiêm bắp 0,8 mg/kg mỗi ngày chia làm nhiều lần trong 12 đến 24 giờ, hoặc 25 mg/m2 da, mỗi ngày chia làm nhiều lần sau 12 đến 24 giờ.

Co thắt ở trẻ sơ sinh

  • Tiêm bắp 20 - 40 mg mỗi ngày liên tục trong 6 tuần, sau đó giảm liều dần.
  • Một số khuyến cáo với liều khởi đầu là 20 mg mỗi ngày liên tục 2 tuần, sau đó là 30 - 40 mg mỗi ngày trong 4 tuần tiếp theo nếu không có phản ứng với liều thấp hơn.
  • Hoặc 150 mg/m2 da mỗi ngày chia làm nhiều lần sau cách 12 giờ trong 2 tuần, sau đó giảm liều dần.
  • Liều 5 - 160 mg/kg hàng ngày có trường hợp đã được sử dụng cho đến 12 tháng.

Đối tượng khác:

  • Suy gan: Phản ứng khuếch đại có thể xảy ra ở bệnh nhân xơ gan.
  • Suy thận: Corticotropin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận hiện có, bởi vậy không nên sử dụng

Thuốc Corticotropin được thực hiện bởi nhân viên y tế nên hạn chế được việc quên liều và quá liều thuốc.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Corticotropin

  • Không tiêm bất kỳ loại vắc xin sống trong khi bạn hoặc con bạn đang sử dụng thuốc Corticotropin.
  • Sử dụng thuốc Corticotropin trong khi bạn đang mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Nên nếu bạn đang phải dùng thuốc này thì cần sử dụng một hình thức tránh thai hiệu quả để tránh việc mang thai. Nếu bạn lỡ mang thai trong khi sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
  • Corticotropin có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng. Bạn nên tránh ở gần những người bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng dễ lây nhiễm trong khi bạn đang sử dụng thuốc này. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nghĩ rằng bạn đang bị nhiễm trùng hoặc nếu bạn bị sốt, cảm giác ớn lạnh, ho hoặc khàn giọng, đau thắt lưng hoặc đau bên hông, đi tiểu đau hoặc khó khăn.
  • Sử dụng quá nhiều Corticotropin hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến thượng thận (ví dụ: hội chứng Cushing). Nguy cơ cao hơn đối với trẻ em và bệnh nhân sử dụng lượng lớn trong thời gian dài. Đi khám bác sĩ ngay nếu người bệnh cảm thấy bị mờ mắt, nhịp tim nhanh, không đều hoặc đập thình thịch, chóng mặt hoặc ngất xỉu, gãy xương, khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn, cáu kỉnh, mặt tròn, cổ hoặc thân mình, da mỏng hoặc dễ bầm tím, tăng hoặc giảm cân, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, dạ dày đau.
  • Corticotropin có thể gây tích nước (phù nề) ở một số bệnh nhân, mất kali và tăng HA. Nhiễm kiềm hạ kali máu và CHF có thể xảy ra. Tăng đào thải canxi và có thể hạ canxi máu. Cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ về bất kỳ chế độ ăn uống đặc biệt nào (đặc biệt là về lượng muối).
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc và đi kiểm tra ngay nếu bạn bắt đầu bị nóng rát dạ dày, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn ra chất giống như bã cà phê, phân có máu hoặc màu đen, hắc ín, táo bón hoặc tiêu chảy, chuột rút hoặc đau đớn. Đây có thể là các triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng về dạ dày hoặc ruột.
  • Sử dụng Corticotropin có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi. Đi khám ngay nếu bạn hoặc con bạn khó ngủ, cảm thấy chán nản hoặc cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi khác trong hành vi.
  • Thuốc này có thể làm giảm mật độ khoáng của xương khi sử dụng trong thời gian dài. Mật độ khoáng chất trong xương thấp có thể khiến trẻ chậm phát triển và có thể dẫn đến loãng xương ở mọi lứa tuổi.
  • Không ngừng thuốc đột ngột mà không kiểm tra trước với bác sĩ của bạn. Nên giảm dần lượng thuốc đang sử dụng trước khi ngừng hẳn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Corticotropin

Trong quá trình sử dụng thuốc Corticotropin, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như sau:

Thường gặp:

  • Vết thâm trên da
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mụn nhọt

Ít phổ biến:

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn

Tỷ lệ mắc phải không được biết:

  • Chảy máu, đổi màu da, cảm giác bị đè ép, phồng rộp, bỏng rát, lạnh, phát ban, nhiễm trùng, viêm, ngứa, cục u, tê, đau, đau nhức, phát ban, mẩn đỏ, sẹo, châm chích, sưng tấy, đau, ngứa ran, loét hoặc ấm tại chỗ tiêm
  • Cảm giác khó chịu hoặc bệnh tật chung
  • Tăng sự phát triển của tóc, đặc biệt là trên mặt
  • Yếu cơ
  • Buồn ngủ bất thường, đờ đẫn, mệt mỏi, suy nhược hoặc cảm giác uể oải

Trẻ em:

  • Tích tụ mủ, bầm tím, chỗ phồng mềm trên đầu trẻ sơ sinh, thay đổi khả năng nhìn màu sắc, đặc biệt là xanh lam hoặc vàng
  • Giảm phạm vi chuyển động
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Giãn tĩnh mạch cổ
  • Cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược, nhãn cầu lồi ra khỏi hốc mắt
  • Mạch nhanh, yếu
  • Cảm giác đầy hơi hoặc đầy hơi, ợ nóng
  • Thở không đều, nhịp tim không đều
  • Đau khớp
  • Các mảng lớn, phẳng, màu xanh lam hoặc màu tía trên da
  • Ăn mất ngon, Buồn nôn
  • Tiếng thở ồn ào, khó chịu
  • Đốm đỏ hoặc tím nhỏ trên da
  • Sưng vùng dạ dày
  • Sưng mặt, ngón tay, bàn chân hoặc cẳng chân
  • Khó ngủ

5. Tương tác thuốc Corticotropin

  • Dùng chung với Amphotericin B có thể tăng tác dụng làm mất kali của corticotropin, khiến phản ứng của vỏ thượng thận với corticotropin giảm.
  • Thuốc an thần, phenytoin có thể tăng chuyển hóa glucocorticoid dẫn đến giảm tác dụng của thuốc nhóm corticosteroid (bao gồm cả corticotropin).
  • Thuốc lợi tiểu làm giảm kali (như furosemide, thiazide, axit ethacrynic) làm tăng tác dụng gây mất kali của corticotropin.
  • Dùng chung corticotropin với insulin có thể tăng đối kháng với tác dụng hạ đường huyết của insulin.
  • Dùng chung với thuốc nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa, giảm nồng độ của salicylate trong huyết thanh. Khi ngưng sử dụng Corticotropin, nồng độ salicylat trong huyết thanh có thể sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng ngộ độc salicylate.

6. Cách bảo quản thuốc Corticotropin

  • Thời gian bảo quản thuốc Corticotropin là 36 tháng từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc trong tủ lạnh riêng biệt để bảo quản thuốc, không được đóng băng.
  • Thuốc bỏ ra sau khi dùng xong phải bỏ ngay vào tủ lạnh để bảo quản tiếp.
  • Tránh để thuốc nơi có nhiệt độ nóng, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Để thuốc khỏi tầm tay của trẻ em.

Thuốc Corticotropin là loại thuốc được ưu tiên chỉ định sử dụng trong các trường hợp cần chẩn đoán sàng lọc bệnh nhân bị suy vỏ thượng thận. Thuốc Corticotropin là loại thuốc kê đơn nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

599 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan