Công dụng thuốc Cortifoam

Cortifoam thuộc nhóm steroid dùng tại chỗ, chỉ định hỗ trợ điều trị các chứng viêm loét vùng trực tràng. Vậy công dụng của thuốc và cách sử dụng thuốc như thế nào?

1. Cortifoam là thuốc gì?

Cortifoam có thành phần chính là hydrocortisone acetate 10%, ngoài ra còn có các thành phần phụ gia khác propylene glycol, sáp nhũ hóa, polyoxyethylene-10-stearyl ether, cetyl alcohol, methylparaben, propylparaben, propamine, nước tinh khiết và các chất đẩy để tạo áp lực khi xịt thuốc: isobamine và propan.

Hydrocortisone acetate - là một steroid tổng hợp ở vỏ thượng thận, có dạng bột màu trắng, không hòa tan trong nước và hòa tan nhẹ trong rượu và chloroform.

Mỗi nhát xịt chứa khoảng 900mg bọt trong đó có khoảng 80mg hydrocortisone (tương đương 90mg hydrocortisone acetate).

2. Chỉ định của thuốc Cortifoam

Thuốc Cortifoam được chỉ định trong điều trị hỗ trợ các viêm loét phần xa của trực tràng trên các bệnh nhân không thể sử dụng liên tục hydrocortisone dạng uống hay các corticosteroid dạng thụt tháo khác.

Tuy nhiên, Cortifoam không được chỉ định cho bệnh nhân bị dự ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân có các bệnh lý tại trực tràng như tắc nghẽn, áp xe, thủng trực tràng, viêm phúc mạc, lỗ rò trực tràng rộng và sâu, tiền căn nối trực tràng ruột cũng không được kê đơn.

3. Chống chỉ định của thuốc Cortifoam

3.1. Liều dùng

  • Dùng dụng cụ thoa lên vị trí điều trị 1 - 2 lần trong ngày đầu tiên.
  • Xịt 1-2 lần/ ngày, dùng liên tục trong 2-3 tuần.

3.2. Cách dùng

  • Lắc mạnh bình xịt trong 5-10 giây trước mỗi lần sử dụng. Không tháo nắp hộp trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Giữ bình chứa thẳng đứng trên một bề mặt bằng phẳng và nhẹ nhàng đặt tay lên đầu của bình xịt.
  • Kéo pít tông.
  • Để lấp đầy bình xịt, ấn mạnh xuống mặt của nắp bình, giữ trong 1 - 2 giây và thả ra. Dừng 5 - 10 giây để bọt nở ra trong thùng bôi, lặp lại cho đến khi bọt đạt đến vạch đầy. Lấy dụng cụ ra khỏi nắp hộp đựng, để một ít bọt trên đầu bôi.
  • Giữ cố định thiết bị phun, dùng ngón tay cái và ngón giữa được đặt cố định bình xịt, ngón tay trỏ lên pít tông, nhẹ nhàng đưa đầu vào hậu môn, đẩy pít-tông để đẩy bọt ra ngoài, sau đó rút dụng cụ phun ra.
  • Vệ sinh dụng cụ bôi và đầu xịt sau mỗi lần sử dụng bằng nước ấm.

4. Tương tác thuốc của Cortifoam

  • Aminoglutethimide làm giảm tác dụng của Cortifoam khi dùng phối hợp.
  • Thuốc tiêm amphotericin B, thuốc làm giảm kali máu khi phối hợp với Cortifoam có thể dẫn đến các biến chứng to tim và suy tim sung huyết, giảm kali máu hiệp đồng.
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolid, Cholestyramine làm giảm thải trừ corticosteroid.
  • Dùng phối hợp Cortifoam với các thuốc kháng cholinesterase có thể làm năng tình trạng nhược cơ.
  • Dùng đồng thời corticosteroid và warfarin dẫn đến ức chế tác dụng warfarin. Cortifoam có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu, vì vậy nên điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường khi dùng phối hợp.
  • Sử dụng đồng thời Cortifoam và Cyclosporine, có thể làm tăng hoạt tính của cả hai, tăng nguy cơ co giật.
  • Bệnh nhân đang sử dụng digitalis glycoside phối hợp Cortifoam có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ kali máu.
  • Estrogen, thuốc tránh thai, thuốc làm tăng men gan, Ketoconazole,... làm thay đổi sinh khả dụng của steroid trong máu.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cortifoam

  • Phản ứng phản vệ, phù mạch.
  • Rối loạn nhịp tim chậm, ngừng tim, suy tim sung huyết, tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại ở trẻ sinh non, vỡ cơ tim sau nhồi máu cơ tim gần đây, phù phổi, viêm tắc tĩnh mạch, viêm mạch.
  • Mụn trứng cá, viêm da dị ứng, teo, phù nề, ban đỏ, tăng hoặc giảm sắc tố, khó lành vết thương, tăng tiết mồ hôi, phát ban, áp xe vô trùng, rụng tóc, mày đay.
  • Hạ kali máu.
  • Chướng bụng, tăng men gan,, buồn nôn, viêm tụy, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết.
  • Loãng xương.
  • Rối loạn cảm xúc, co giật.
  • Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cortifoam

  • Không để bình xịt tiếp xúc trực tiếp với hậu môn.
  • Bình xịt chứa thuốc dưới áp suất để xịt, vì vậy không đốt hoạt làm thủng bình. Không để bình xịt ở nơi có nhiệt độ cao trên 50 độ C (120 độ F).
  • Cortifoam là dạng thuốc dùng trực tiếp không bị thải ra ngoài, nên sự hấp thu hydrocortisone toàn thân sẽ cao hơn so với các steroid khác.
  • Ngưng thuốc nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau 2-3 tuần hoặc bệnh chuyển biến năng hơn.
  • Trên tim và thận thành phần Corticosteroid có trong Cortifoam có thể gây tăng huyết áp, giữ muối và nước, tăng bài tiết kali và canxi khi sử dụng với liều cao. Vì vậy trong chế độ ăn hạn chế muối và bổ sung kali.
  • Trên hệ nội tiết Cortifoam có thể tạo ra sự ức chế có hồi phục ở trục dưới đồi - tuyến yên (HPA) có thể gây suy thượng thận thứ phát khi ngừng thuốc đột ngột. Cần điều chỉnh liều corticosteroid ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp do thuốc giảm chuyển hóa ở bệnh nhân suy giáp và tăng ở bệnh nhân cường giáp.
  • Bệnh nhân sử dụng corticosteroid có khả năng bị giảm sức đề kháng tăng nguy cơ nhiễm trùng. Có thể nhiễm trùng từ nặng đến nhẹ do bất kỳ nguyên nhân nào (vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc giun sán) ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Liều lượng càng cao thì tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nhiễm trùng tăng lên. Corticosteroid cũng làm che lấp một số dấu hiệu của nhiễm trùng hiện tại.
  • Corticosteroid có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm nấm toàn thân, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.
  • Corticosteroid không được dùng trong sốt rét thể não.
  • Chỉ định thuốc ở những bệnh nhân mắc bệnh lao tiềm ẩn hoặc phản ứng với độc tố lao, cần theo dõi chặt chẽ vì bệnh có thể tái phát.
  • Không sử dụng vắc-xin sống hoặc sống giảm độc lực ở những bệnh nhân dùng liều corticosteroid ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, một số loại chủng ngừa có thể được thực hiện ở những bệnh nhân đang điều trị bằng corticosteroid như một liệu pháp thay thế, ví dụ như bệnh Addison.
  • Sử dụng corticosteroid có thể gây ra đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Không sử dụng ở bệnh nhân mắc herpes simplex ở mắt đang hoạt động.
  • Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân có các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc tăng nguy cơ chảy máu ở đường tiêu hóa.
  • Chưa chứng minh được tính an toàn tuyệt đối của thuốc trên thai nhi và trẻ em, vì vậy phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cân nhắc lợi ích khi sử dụng.

Tóm lại, Cortifoam là một loại steroid được bào chế dưới dạng bình xịt, dùng để sử dụng ngoài da điều trị các chứng viêm loét tổn thương trực tràng. Thuốc phải được kê đơn bắt buộc bởi bác sĩ chuyên khoa và sử dụng theo đúng hướng dẫn trên hộp thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

55 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan