Công dụng thuốc Dorocodon

Thuốc Dorocodon thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc Dorocodon chữa bệnh gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng là những thông tin sẽ được đề cập đến trong nội dung bài viết sau đây.

1, Thuốc Dorocodon có tác dụng gì?

Thuốc Dorocodon có thành phần chính là Codeine camphosulfonate, Sulfogaiacol, Cao mềm Grindelia. Dorocodon được bào chế dưới dạng viên bao đường; đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ x 10 viên bao đường.

Thuốc Dorocodon được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị cho các triệu chứng của ho khan gây khó chịu, mất ngủ cho người bệnh.

Thuốc Dorocodon chống kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bệnh mắc suy hô hấp;
  • Không dùng kết hợp thuốc với rượu hoặc bất kỳ đồ uống nào có chứa cồn;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan hoặc thủ thuật nạo amidan cũng không được sử dụng thuốc.

2, Liều dùng và cách dùng thuốc Dorocodon

Thuốc Dorocodon được đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Đây là thuốc chỉ dùng cho đối tượng là người trưởng thành.

  • Mỗi viên thuốc chứa 15 mg codein base. Có tác dụng điều trị triệu chứng trong ngắn ngày và hạn chế dùng những lúc ho. Nếu bệnh nhân đang không dùng một loại thuốc chứa codein hay thuốc chống ho trung ương nào khác thì liều dùng tối đa hàng ngày là 120mg codein cho người lớn.
  • Liều dùng thông thường ở người trưởng thành là 1 viên/ lần, mỗi viên cách nhau 6 giờ nếu cần uống lặp lại và không quá 4 lần/ ngày.
  • Đối với người cao tuổi hoặc bệnh nhân mắc suy gan: Liều bắt đầu thường được giảm nửa liều dùng của người trưởng thành và có thể tăng liều dần nếu cần thiết và phụ thuộc vào mức độ dung nạp cũng như nhu cầu dùng thuốc của người bệnh.

3. Tác dụng phụ của thuốc Dorocodon

  • Phản ứng phụ thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, cảm giác khát hoặc cảm giác khác lạ, buồn nôn hoặc nôn, táo bón, buồn ngủ, khó tiểu tiện, mạch nhanh hoặc chậm, bị hồi hộp, cảm thấy mệt mỏi, hạ huyết áp;
  • Tác dụng phụ ít gặp: Phản ứng dị ứng trên da như ngứa, xuất hiện mày đay, suy hô hấp, cảm giác bồn chồn, đau dạ dày, co thắt ống mật;
  • Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, hiện tượng ảo giác, khó xác định phương hướng, mắt nhìn kém, co giật, suy tuần hoàn, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi;

Nếu dùng codein kéo dài với liều từ 240-540mg/ ngày có thể gây ra chứng nghiện thuốc. Biểu hiện của nghiện thuốc là cảm giác bồn chồn, run, co giật cơ, ra nhiều mồ hôi, chảy nước mũi. Lệ thuộc tâm lý, thân thể và quen thuốc là các triệu chứng có thể xảy ra.

Trên đây là danh mục các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Dorocodon. Danh mục này có thể chưa liệt kê toàn bộ tác dụng phụ do thuốc gây ra. Nếu bệnh nhân dùng thuốc và gặp bất cứ hiện tượng bất thường nào về sức khỏe thì cần ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị biết, để xin ý kiến tư vấn phù hợp.

4. Thận trọng sử dụng thuốc Dorocodon

  • Điều trị trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng bị lệ thuộc vào thuốc;
  • Trước khi dùng biện pháp chống hô người bệnh cần tìm nguyên nhân gây ho, cân nhắc về việc có cần điều trị chuyên biệt hay không. Thuốc chống ho dùng liều thường và không có đáp ứng, nên xem xét lại tình trạng lâm sàng thay vì quyết định tăng liều dùng ngay;
  • Thuốc cho kết quả dương tính khi kiểm tra chất kích thích nên đối tượng vận động viên cần chú ý khi sử dụng thuốc;
  • Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ cần thận trọng khi dùng thuốc, do có thể làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn;
  • Không uống thuốc với rượu hay các chất có chứa cồn trong thời gian điều trị;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như hen, khí phế thũng; mắc suy giảm chức năng gan, thận; tiền sử nghiện thuốc thì cần thật thận trọng khi sử dụng;
  • Các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm mủ thì không dùng thuốc với mục đích giảm ho;
  • Thuốc làm giảm tập trung và ý thức cảnh giác nên có thể gây nguy hiểm cho người lái xe và vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc của thuốc Dorocodon

Thuốc Dorocodon không được phối hợp với các dung dịch chứa cồn như rượu vì khả năng làm tăng tác dụng an thần của thuốc chống ho tác động vùng trung ương.

Khi phối hợp với các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương khác như thuốc giảm đau chứa morphin, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2 có tác dụng an thần, barbiturat, benzodiazepin, clonidin cùng các thuốc cùng họ, thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc an thần kinh, thuốc chồng trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Phối hợp với đồng vận - đối kháng morphin sẽ làm giảm tác dụng giảm đau do sự chẹn cạnh tranh các thụ thể và nguy cơ xuất hiện hội chứng gây nghiện thuốc. Nếu phối hợp với các dẫn chất khác của morphin thì sẽ ức chế hô hấp do hiệp đồng tác dụng, nhất là dễ xảy ra ở người cao tuổi. Thành phần codein còn làm giảm chuyển hóa cyclosporin vì ức chế men cytochrom Paso.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan