Công dụng thuốc Fortamox 1g

Fortamox 1g là thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị cho trẻ em 12 tuổi trở lên và người lớn có triệu chứng nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc Fortamox 1g cho hiệu quả nhanh, đặc biệt được chỉ định cho đối tượng bệnh ở mức độ nặng.

1. Fortamox 1g là thuốc gì?

Fortamox 1g thuộc nhóm thuốc phòng nhiễm khuẩn, ức chế ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Fortamox 1g do trực tiếp công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco - Việt Nam sản xuất, có số hiệu đăng ký là VD-32714-19.

Thuốc Fortamox 1g có 2 thành phần chính là Amoxicillin hàm lượng 875mg và Sulbactam hàm lượng 125mg, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Bảo quản thuốc Fortamox 1g nơi cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ dưới 30 °C.

Thời hạn dùng thuốc Fortamox 1g là 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Quy cách đóng gói của thuốc khá đa dạng với chất liệu vỉ nhôm – nhôm và chất liệu vỉ nhôm – PVC như sau:

  • Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 10 vỉ x 7 viên.
  • Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 10 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc Fortamox 1g có tác dụng gì?

Công dụng thuốc Fortamox 1g là hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Đối tượng dùng thuốc là người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm tai giữa do vi khuẩn H. influenzae, vi khuẩn Moraxella catarrhalis sinh beta-lactamase gây ra.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da và nhiễm trùng tổ chức da do vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus, chủng khuẩn Enterococcus,... gây ra.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli, chủng khuẩn Enterococcus,... gây ra.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Fortamox 1g

  • Không sử dụng thuốc Fortamox 1g với đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin và Penicillin.
  • Không sử dụng thuốc Fortamox 1g khi có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột kết,...
  • Không sử dụng thuốc Fortamox 1g khi có tiền sử vàng da, chức năng gan rối loạn.

4. Cách dùng, liều lượng dùng thuốc Fortamox 1g

Để công dụng thuốc Fortamox 1g đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần nắm rõ cách sử dụng và liều lượng dùng thuốc.

4.1. Cách dùng thuốc Fortamox 1g

  • Uống thuốc Fortamox 1g với thật nhiều nước, trước hoặc sau ăn đều được.
  • Không uống thuốc thuốc Fortamox 1g với nước chè, bia hoặc rượu hay cà phê,... vì làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây hại cho cơ thể.
  • Khi uống Fortamox 1g không nên nhai hay nghiền nát thuốc,... vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

4.2. Liều lượng sử dụng Fortamox 1g

Đối với thuốc Fortamox 1g, bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng kê trong đơn thuốc. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều lượng Fortamox 1g.

Liều thông thường cho trẻ em từ 12 tuổi (cân nặng 40kg trở lên) và người lớn khi nhiễm khuẩn nặng:

  • Mỗi lần uống 1 viên và mỗi lần uống thuốc Fortamox 1g cách nhau 8h.

Đối với bệnh nhân suy thận (điều chỉnh liều lượng thông qua hệ số thanh thải creatinin):

  • Hệ số thanh thải creatinin > 30ml/phút: Sử dụng liều thông thường
  • Hệ số thanh thải creatinin từ 10 – 30ml/phút: Mỗi lần uống 1 viên và mỗi lần uống thuốc Fortamox 1g cách nhau 12h.
  • Hệ số thanh thải creatinin < 10ml/phút: Mỗi lần uống 1 viên và mỗi lần uống thuốc Fortamox 1g cách nhau 24h.

Đối với bệnh nhân thẩm phân máu:

  • Mỗi lần uống 1 viên và mỗi lần uống thuốc Fortamox 1g cách nhau 24h. Ngoài ra, bổ sung thêm 1 liều trong và sau giai đoạn thẩm phân máu.

Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 12 tuổi và cân nặng dưới 40kg, thuốc Fortamox 1g không phù hợp trong điều trị bệnh.

5. Xử lý khi quên liều và quá liều thuốc Fortamox 1g

Nếu bệnh nhân quên liều hoặc sử dụng quá liều Fortamox 1g, cần có biện pháp xử lý kịp thời.

5.1. Trường hợp quên liều Fortamox 1g

  • Nếu quên liều Fortamox 1g, hãy uống ngay khi nhớ ra.
  • Nếu quên liều Fortamox 1g gần với thời gian uống liều kế tiếp, bỏ qua liều quên để uống liều kế tiếp. Tuyệt đối không uống bù gấp đôi liều Fortamox 1g.

5.2. Trường hợp quá liều Fortamox 1g

Triệu chứng điển hình khi sử dụng quá liều Fortamox 1g: Viêm thận kẽ, thiểu niệu,...

Nếu quá liều, bệnh nhân ngưng dùng thuốc, gọi cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý hoặc đến ngay khoa Hồi sức – Cấp cứu, trung tâm chống độc để được hỗ trợ kịp thời.

  • Trường hợp vừa mới quá liều Fortamox 1g, bác sĩ có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thẩm phân máu.

6. Tác dụng phụ của thuốc Fortamox 1g

Ngoài những công dụng thuốc Fortamox 1g kể trên, rất nhiều bệnh nhân khi sử dụng thuốc sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau thượng vị.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Bệnh nhân bị dị ứng, viêm thận kẽ, rối loạn hô hấp, rối loạn tạo máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhiễm nấm Candida miệng,...
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Bệnh nhân tăng men gan nhẹ, rối loạn chức năng gan, sốc phản vệ, ban đỏ da, hoại tử thượng bì nhiễm độc, rối loạn hành vi, mất ngủ, âu lo,...

Lưu ý: Khi gặp một trong những tác dụng phụ kể trên, bệnh nhân thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời.

7. Tương tác thuốc Fortamox 1g

  • Sử dụng chung thuốc Fortamox 1g với thuốc Allopurinol làm tăng nguy cơ dị ứng da.
  • Sử dụng chung thuốc Fortamox 1g với thuốc Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong máu
  • Sử dụng chung thuốc Fortamox 1g với thuốc kháng sinh penicillin, thuốc kháng sinh Tetracycline sẽ làm giảm tác dụng của thuốc penicillin
  • Sử dụng thuốc Fortamox 1g có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm Glucose trong nước tiểu vì thuốc làm giảm nồng độ glucose máu.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Fortamox 1g

Để công dụng thuốc Fortamox 1g phát huy hiệu quả cao nhất và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

8.1. Lưu ý chung khi dùng Fortamox 1g

  • Đối với bệnh nhân tiền sử dị ứng (hen, sốt, eczema), rối loạn tạo máu phải cẩn thận khi sử dụng thuốc Fortamox 1g.
  • Sử dụng chung Fortamox 1g với thuốc kháng sinh Penicillin sẽ dẫn tới viêm ruột kết màng giả, người bệnh nên thận trọng.
  • Sử dụng chung thuốc Fortamox 1g với Fortamox có thể dẫn tới tăng men gan. Bệnh nhân nên kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận, tủy xương nếu sử dụng Fortamox 1g kết hợp thuốc Fortamox thời gian dài.
  • Giống với một số loại kháng sinh khác, sử dụng thuốc Fortamox 1g thời gian dài có thể gây bội nhiễm, nhiễm nấm. Người bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời.

8.2. Lưu ý với phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú

Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực của thuốc Fortamox 1g với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này vẫn cần cân nhắc khi sử dụng thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

8.3. Lưu ý với dân lái xe, vận hành máy

Chưa có nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực của thuốc Fortamox 1g với người lái xe, người vận hành máy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhóm đối tượng này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bài viết đã làm rõ công dụng thuốc Fortamox 1g trong hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý mua thuốc để sử dụng. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xảy ra phản ứng phụ, bệnh nhân liên hệ bác sĩ/ dược sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan