Công dụng thuốc Fudlezin

Fudlezin có thành phần chính là Flunarizin (dưới dạng Flunarizin dihydroclorid), hàm lượng 5mg, dùng để dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kém tập trung rối loạn giấc ngủ...

1. Thuốc Fudlezin có tác dụng gì?

Thuốc Fudlezin có thành phần chính là Flunarizin ( dưới dạng Flunarizin dihydroclorid), hàm lượng 5mg, thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1, thuốc có tác dụng chống lại sự tiết acetylcholin và an thần. Ngoài ra, thuốc Fudlezin còn có công dụng ngăn chặn các thụ thể nằm ở cơ quan tận cùng của vùng tiền đình và ức chế quá trình hoạt hóa tiết ra histamin và acetylcholin. Từ đó làm giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiền đình,...

2. Chỉ định của thuốc Fudlezin

  • Điều trị dự phòng triệu chứng cơn đau nửa đầu sau khi sử dụng các biện pháp điều trị khác mà không có hiệu quả hoặc đáp ứng kém.
  • Điều trị triệu chứng do rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, hoa mắt, ù tai...
  • Điều trị triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và do giảm oxy đến tế bào não bao gồm: Chóng mặt, kém tập trung, nhức đầu, mất trí nhớ hoặc rối loạn giấc ngủ.

3. Chống chỉ định của thuốc Fudlezin

Chống chỉ định dùng thuốc Fudlezin trong trường hợp dưới đây:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với Flunarizin dihydroclorid hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc Fudlezin.
  • Người bệnh trầm cảm, rối loạn ngoại tháp hoặc Parkinson.

4. Cách dùng và liều lượng của thuốc Fudlezin

4.1. Liều dùng của thuốc Fudlezin

Người lớn:

Dự phòng cơn đau nửa đầu:

  • Liều khởi đầu: 10mg/ lần x 1 lần/ngày. Uống vào buổi tối
  • Trong giai đoạn khởi trị này, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường như trầm cảm, triệu chứng ngoại tháp bao gồm các triệu chứng như: Vận động chậm, ngồi nằm bứt rứt, cứng đơ, loạn vận động, run, hoặc bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào khác, nên ngừng điều trị Fudlezin. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng điều trị và nên ngừng điều trị Fudlezin.
  • Liều duy trì: Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với Fudlezin và nếu cần điều trị duy trì thì nên giảm dần liều xuống trong vòng 5 ngày với liều hàng ngày là như nhau và nghỉ thuốc 2 ngày/ tuần. Nếu điều trị duy trì thành công và bệnh nhân dung nạp thuốc tốt thì có thể ngừng điều trị sau 6 tháng và chỉ bắt đầu điều trị lại nếu tái phát triệu chứng.

Điều trị triệu chứng Chóng mặt:

  • Liều hàng ngày 10mg/ lần x 1 lần/ ngày. Uống vào buổi tối, nhưng thời gian điều trị khởi đầu chỉ nên kéo dài cho đến khi người bệnh kiểm soát được triệu chứng, thường là < 2 tháng. Nếu không có sự cải thiện đáng kể triệu chứng sau 1 tháng đối với người bệnh chóng mặt mạn tính, 2 tháng đối với người bệnh chóng mặt tư thế, bệnh nhân được xem là không đáp ứng với Fudlezin và nên ngừng điều trị.

Trẻ em:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Hiện chưa xác định được hiệu quả và tính an toàn của Fudlezin đối với trẻ dưới 12 tuổi. Do đó, không khuyến cáo sử dụng Fudlezin ở đối tượng này.
  • Trẻ em ≥ 12 tuổi: 5mg/ lần x 1 lần/ ngày. Uống vào buổi tối. Thời gian điều trị Fudlezin không vượt quá 6 tháng. Bệnh nhân từ khi bắt đầu điều trị nên được theo dõi bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong việc kiểm soát chứng đau nửa đầu ở trẻ em ≥ 12 tuổi.
  • Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, hoặc các triệu chứng ngoại tháp hoặc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khác, nên ngừng điều trị ngay lập tức Fudlezin.

Đối tượng khác:

Dự phòng cơn đau nửa đầu:

  • Người cao tuổi (> 65 tuổi): Liều khởi đầu là 5,g/ lần x 1 lần/ngày. Uống vào buổi tối. Thời gian điều trị Fudlezin kéo dài từ 4 đến 8 tuần.
  • Đối với bệnh nhân suy gan: Vì thuốc Fudlezin được chuyển hóa với mức độ lớn ở gan nên cần điều chỉnh liều lượng ở các đối tượng bệnh nhân này. Liều khởi đầu: 5 mg/ lần x 1 lần ngày. Uống vào buổi tối.
  • Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm, hoặc các triệu chứng ngoại tháp hoặc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khác, nên ngừng điều trị ngay lập tức Fudlezin.
  • Nếu không có đáp ứng sau 8 tuần điều trị Fudlezin, bệnh nhân sẽ được xem là không đáp ứng thuốc và ngừng điều trị Fudlezin. Thời gian điều trị Fudlezin không vượt quá 6 tháng.

4.2. Cách dùng thuốc Fudlezin

Thuốc Fudlezin được bào chế dưới dạng viên nang cứng với hàm lượng mỗi viên chứa Flunarizin dihydroclorid 5mg, dùng đường uống. Trước khi sử dụng, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ hướng dẫn sử thuốc thuốc Fudlezin. Khi uống thì uống với 1 ly nước, không nhai hoặc nghiền nát thuốc. Thuốc nên uống vào buổi tối vì Fudlezin có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

5. Tác dụng phụ của thuốc Fudlezin

Người bệnh khi dùng thuốc Fudlezin có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Tác dụng phụ không mong muốn thường gặp của Fudlezin:

  • Hệ thần kinh: Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Hệ tiêu hóa:Tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân.

Tác dụng phụ không mong muốn ít gặp của Fudlezin:

  • Hệ thần kinh: Triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, ngồi nằm bứt rứt, cứng đơ, loạn vận động, run), trầm cảm và khô miệng.

Tác dụng phụ không mong muốn hiếm gặp của Fudlezin:

  • Hệ tiêu hóa: Đau dạ dày, cảm giác buồn nôn.
  • Hệ nội tiết: Tăng tiết sữa.

Tác dụng phụ không mong muốn rất hiếm gặp của Fudlezin

  • Hệ cơ xương khớp: Lo lắng, đau cơ.
  • Trên da: Phát ban, phản vệ

6. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Fudlezin là gì?

Người bệnh khi dùng thuốc Fudlezin cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Điều trị với Fudlezin có thể làm tăng lên triệu chứng trầm cảm, triệu chứng ngoại tháp (bao gồm các triệu chứng như: Vận động chậm, ngồi nằm bứt rứt, cứng đơ, loạn vận động, run) và có khả năng làm bộc phát hội chứng Parkinson, đặc biệt là ở những đối tượng bệnh nhân dễ có nhiều yếu tố nguy cơ ( bệnh nhân tuổi cao, có bệnh lý nền thần kinh - tâm trường trước đó). Vì vậy, cần dùng thận trọng thuốc Fudlezin ở những bệnh nhân này.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng mệt mỏi có thể tăng lên trong khi điều trị với Fudlezin. Trong trường hợp này, nên ngừng điều trị Fudlezin. Không được sử dụng vượt quá liều thuốc đã được chỉ định.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Fudlezin, bệnh nhân cần phải được khám định kỳ thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn điều trị duy trì, để có thể phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp hoặc trầm cảm để ngừng điều trị. Và trong trường hợp bệnh nhân điều trị duy trì không đạt hiệu quả thì cũng nên ngừng điều trị Fudlezin.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có nghiên cứu xác nhận tính an toàn của Fudlezin khi dùng trên phụ nữ mang thai. Do đó không nên sử dụng thuốc Fudlezin ở phụ nữ mang thai, trừ khi lợi ích của Fudlezin vượt trội hơn nguy cơ xảy ra đối với thai nhi.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Hiện chưa rõ Fudlezin có đi vào trong sữa mẹ hay không. Do đó, cần cân nhắc hoặc tránh sử dụng thuốc Fudlezin trong thời gian bà mẹ đang cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc Fudlezin.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Fudlezin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, đặc biệt là lúc mới bắt đầu điều trị, cho nên nên phải thật thận trọng khi sử dụng thuốc trong các hoạt động cần sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về công dụng, tác dụng phụ, liều dùng cũng như những thận trọng khi sử dụng thuốc Fudlezin.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan