Công dụng thuốc Lizintana

Thuốc Lizintana có thành phần hoạt chất là Lisinopril với hàm lượng 5mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc tim mạch có công dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính,...

1. Thuốc Lizintana là thuốc gì?

Thuốc Lizintana là thuốc gì? Thuốc Lizintana có thành phần hoạt chất là Lisinopril với hàm lượng 5mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc tim mạch có công dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính,...

Thuốc Lizintana được bào chế dưới dạng viên nén, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc chứa 10 vỉ và mỗi vỉ bao gồm 10 viên thuốc.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Lisinopril

Hoạt chất chính Lisinopril thuộc nhóm ức chế enzym chuyển đổi angiotensin, thuốc làm giảm hàm lượng angiotensin II và aldosteron trong huyết tương. Nhờ công dụng này của thuốc, sức kháng mao mạch ngoại biên giảm, cung lượng tim có thể tăng, nhịp tim không đổi, lưu thông máu qua thận có thể tăng.

1.2. Dược động học của hoạt chất Lisinopril

  • Khả năng hấp thu: Tác dụng hạ huyết áp của Lisinopril bắt đầu khoảng 1 giờ sau khi dùng và đạt tối đa sau 6 giờ. Thời gian tác động khoảng 24 giờ, tùy thuộc vào liều điều trị. Tác dụng của hoạt chất Lisinopril cũng được duy trì khi điều trị lâu dài. Trong trường hợp ngừng sử dụng thuốc đột ngột, không có sự tăng vọt huyết áp (tác dụng phản hồi). Sau khi uống, hoạt chất Lisinopril được hấp thụ dưới dạng không đổi, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Khả năng phân bố: Hoạt chất Lisinopril không liên kết với protein huyết tương ngoại trừ với enzym chuyển đổi angiotensin.
  • Khả năng chuyển hoá: Thuốc không bị chuyển hóa trong cơ thể.
  • Khả năng thải trừ: thuốc được thải trừ ra ngoài theo đường thận. Thời gian bán thải trung bình của loại thuốc này là 12 giờ.

2. Thuốc Lizintana điều trị bệnh gì?

Thuốc Lizintana có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Điều trị tăng huyết áp: Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với những loại thuốc có công dụng điều trị tăng huyết áp khác như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn alpha hoặc chẹn kênh calci...
  • Điều trị suy tim: Sử dụng kết hợp thuốc Lisinopril với các Glycosid tim và các thuốc lợi tiểu để điều trị suy tim sung huyết đối với những người đã sử dụng glycosid tim hoặc thuốc lợi tiểu đơn thuần mà không đỡ.
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính có huyết động ổn định: Sử dụng phối hợp Lisinopril với các thuốc làm tan huyết khối, Aspirin, và/hoặc các thuốc chẹn beta để cải thiện thời gian sống ở những người bị bệnh nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định. Nên dùng Lisinopril ngay trong vòng 24 giờ sau khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.
  • Điều trị bệnh thận nguyên nhân do đái tháo đường.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Lizintana

3.1. Cách dùng của thuốc Lizintana

  • Thuốc Lizintana được bào chế dưới dạng viên nén, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.
  • Hoạt chất Lisinopril là thuốc ức chế men chuyển có tác dụng kéo dài, vì vậy thuốc được sử dụng theo đường uống và ngày dùng 1 lần.

3.2. Liều dùng của thuốc Lizintana

Liều dùng điều trị tăng huyết áp:

  • Liều khởi đầu dùng 5 – 10 mg/ngày, điều chỉnh liều dùng tùy theo đáp ứng lâm sàng của từng người cụ thể.
  • Liều duy trì là 20 – 40mg/ngày.

Liều dùng điều trị bệnh suy tim sung huyết:

  • Liều khởi đầu dùng 2, 5 – 5 mg/ngày, điều chỉnh liều dùng tùy theo đáp ứng lâm sàng của từng người cụ thể.
  • Liều duy trì là dùng 10 – 20 mg/ngày.

Liều dùng điều trị nhồi máu cơ tim: Dùng cùng với thuốc tan huyết khối, Aspirin liều thấp và thuốc chẹn beta.

  • Liều khởi đầu là dùng 5mg trong thời gian 24 giờ sau khi các triệu chứng của nhồi máu cơ tim xảy ra, tiếp theo sau 24 và 48 giờ dùng liều dùng tương ứng là 5 và 10 mg.
  • Liều duy trì 10mg/ngày, điều trị liên tục trong thời gian 6 tuần; nếu có suy cơ tim thì đợt điều trị kéo dài trên 6 tuần.

Liều dùng đối với trẻ em: Hiện nay vẫn chưa xác định được hiệu quả và độ an toàn của thuốc.

Liều dùng điều trị tăng huyết áp kèm suy thận: Tùy thuộc vào độ thanh thải Creatinin mà bác sĩ điều trị sẽ có liều dùng phù hợp.

3.3. Trường hợp quá liều thuốc Lizintana và cách xử trí

Biểu hiện quá liều thuốc Lizintana có thể là giảm huyết áp. Cách điều trị khi quá liều thuốc là truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương. Đồng thời, bác sĩ điều trị có thể chỉ định loại bỏ hoạt chất Lisinopril bằng phương pháp thẩm tách máu.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Lizintana

Trong quá trình sử dụng thuốc Lizintana, người sử dụng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn cụ thể như sau:

Tác dụng phụ thường gặp với tần suất ADR > 1/100

  • Toàn thân: Đau nhức đầu.
  • Với hệ hô hấp: Ho khan kèm theo ho kéo dài.

Tác dụng phụ ít gặp với tần suất 1/1000 < ADR < 1/100

  • Với hệ tiêu hóa: Buồn nôn, mất vị giác, tiêu chảy.
  • Với hệ tuần hoàn: Hạ huyết áp.
  • Với da: Ban da, rát sẩn, nổi mày đay có thể kèm theo ngứa hoặc không.
  • Khác: Mệt mỏi, protein niệu, sốt hoặc đau nhức các khớp.

Tác dụng phụ hiếm gặp với tần suất ADR < 1/1000

  • Mạch: Phù mạch.
  • Chất điện giải: Tăng kali trong máu.
  • Với hệ thần kinh: Lú lẫn, kích động, cảm giác tê bì hoặc như kim châm chích ở môi, tay và chân.
  • Với hệ hô hấp: Thở ngắn, khó thở, đau tức ngực.
  • Máu: Mất bạch cầu hạt thường gặp ở người bệnh suy thận. Giảm số lượng bạch cầu trung tính liên quan đến liều dùng và có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.
  • Gan: Vàng da, ứ mật, tổn thương tế bào gan và hoại tử gan.
  • Tụy: Viêm tụy.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả các tác dụng không mong muốn và những người khác có thể xảy ra. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Lizintana.

5. Tương tác của thuốc Lizintana

  • Các thuốc cường giao cảm và các thuốc chống viêm nhóm phi steroid, đặc biệt là Indomethacin có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của hoạt chất Lisinopril.
  • Ciclosporin, thuốc lợi tiểu giữ kali và các thuốc bổ sung kali có thể gây trầm trọng hơn tác dụng phụ là tăng kali trong máu nguyên nhân do Lisinopril.
  • Hoạt chất Lisinopril có thể làm tăng nồng độ và độc tính của Lithium và Digoxin khi sử dụng đồng thời.
  • Estrogen gây ứ dịch có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Các loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc Lizintana. Tương tác của thuốc Lizintana có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, các sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những loại tương tác có thể gây ra ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe người sử dụng.
  • Tương tác thuốc Lizintana với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc sử dụng loại thuốc Lizintana cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Lizintana

6.1. Chống chỉ định của thuốc Lizintana

  • Không sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Lisinopril đối với những người bị hẹp lỗ van động mạch chủ, hoặc bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp động mạch thận hai bên hay ở một thận đơn độc.
  • Không sử dụng thuốc đối với những người bệnh quá mẫn với các thành phần của thuốc.

6.2. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Lizintana:

  • Người có bệnh thận từ trước hoặc sử dụng thuốc với liều cao cần phải theo dõi protein niệu. Xét nghiệm đều đặn số lượng bạch cầu là cần thiết đối với người bị bệnh collagen mạch ( nhóm bệnh ảnh hưởng đến các mô liên kết) hoặc người đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người bị suy tim hoặc người có nhiều nguy cơ bị mất muối và nước (cụ thể như những người sử dụng thuốc cùng với thuốc lợi tiểu hoặc cùng với thẩm tách) có thể bị hạ huyết áp triệu chứng trong giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển. Có thể giảm thiểu các dấu hiệu triệu chứng này bằng cách cho liều khởi đầu thấp và nên cho lúc đi ngủ.
  • Vì nồng độ kali trong máu có thể tăng trong khi điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển, nên cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu giữ kali hay khi bổ sung thêm kali.

6.3. Sử dụng thuốc với những nhóm người đặc biệt

  • Đối với thời kỳ mang thai: Các thuốc ức chế enzym chuyển, cụ thể là thuốc Lizintana có nguy cơ cao gây bệnh và tử vong đối với thai nhi và trẻ sơ sinh nếu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, bà mẹ dùng thuốc này. Vì vậy, không sử dụng thuốc Lizintana cho người mang thai, nếu đang điều trị với loại thuốc này mà phát hiện có thai thì người bệnh cũng phải ngừng thuốc ngay.
  • Đối với thời kỳ cho con bú: Chưa xác định được liệu rằng thuốc Lizintana có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì vậy không nên sử dụng loại thuốc này đối với người đang nuôi con bú.
  • Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Hiện nay, chưa xác định được liệu rằng thuốc có ảnh hưởng tới người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, nên thận trọng vì trong thời gian uống thuốc Lizintana có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn như đau nhức đầu, mệt mỏi cơ thể.

Bảo quản thuốc Lizintana ở những nơi khô ráo, ở nhiệt độ 15 – 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần để thuốc Lastidyl tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Lizintana khi đã hết hạn sử dụng.

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Lizintana để điều trị bệnh tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

31 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Basaterol
    Công dụng thuốc Basaterol

    Basaterol chứa thành phần Lovastatin, thuộc nhóm thuốc statin. Thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới được chỉ định trong việc điều trị nồng độ cholesterol trong máu cao và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Topogis 90
    Công dụng thuốc Topogis 90

    Thuốc Topogis 90 là thuốc tim mạch, có thành phần chính là Ticagrelor, hàm lượng 90mg. Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định đồng thời giúp phòng ngừa huyết khối do xơ vữa động ...

    Đọc thêm
  • Opeasprin
    Công dụng thuốc Opeasprin

    Opeasprin là thuốc tim mạch, chứa thành phần chính Acid acetylsalicylic hàm lượng 81mg. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Opeasprin, bạn có thể ...

    Đọc thêm
  • abhigrel 75
    Công dụng thuốc Abhigrel 75

    Abhigrel 75mg là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Clopidogrel dưới dạng Clopidogrel bisulphate có hàm lượng 75mg. Thuốc Abhigrel 75mg được dùng trong dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn ...

    Đọc thêm
  • Samgrel
    Công dụng thuốc Samgrel

    Thuốc Samgrel được chỉ định trong dự phòng rối loạn nghẽn mạch huyết khối như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Samgrel ...

    Đọc thêm