Công dụng thuốc Lorafar

Thuốc Lorafar thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thành phần chính của thuốc Lorafar là loratadine được bào chế ở dạng viên nén chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hoặc các triệu chứng của mề đay. Tuy nhiên, thuốc Lorafar có thể gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Lorafar người bệnh cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Lorafar

Lorafar là thuốc gì. Thuốc Lorafar có thành phần Loratadine thuộc nhóm kháng histamin 3 vòng với tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, hợp chất này còn có tác dụng chống ngứa, nổi mề đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, lại không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng với những trường hợp giải phóng histamin nặng.

Loratadin không có tác dụng an thần, nhưng ngược lại với tác dụng phụ của thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

Thuốc Lorafar đi vào cơ thể được hấp thu nhanh và đạt nồng độ huyết tương cũng như các chất chuyển hoá hoạt tính tương ứng 1.5 giờ và 3.7 giờ. Thuốc Lorafar được thải trừ qua nước tiểu và phân.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lorafar

Thuốc Lorafar được chỉ định trong các triệu chứng bệnh có liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, rát mặt. Hơn nữa, thuốc Lorafar cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng trên da như mề đay, mẩn ngứa, phát ban. Hoặc điều trị cho bệnh nhân ngứa mắt hoặc xót mắt.

Tuy nhiên thuốc Lorafar chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc Lorafar.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Lorafar

Thuốc Lorafar sử dụng bằng đường uống và liều khuyến nghị sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 1 viên một lần trong ngày. Còn với trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi kèm theo cân nặng lớn hơn hoặc bằng 30kg thì sử dụng liều Lorafar 1 viên một lần trong ngày. Nhưng với trẻ dưới 30kg thì uống 1⁄2 viên một lần trong ngày

Với những trường hợp người bệnh mắc suy gan, suy thận thì nên sử dụng thuốc Lorafar với liều 1⁄2 viên mỗi ngày hoặc 1 một cho 2 ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Lorafar chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Lorafar, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.

4. Xử trí quên liều và quá liều của thuốc Lorafar

Nếu quên liều Lorafar hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Lorafar quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Lorafar, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc.

Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Lorafar quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, người nhà có thể áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ khi ngộ độc thuốc Lorafar như: Rửa dạ dày và gây nôn. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị.

5. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Lorafar

Thuốc Lorafar có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Lorafar có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Lorafar gây ra bao gồm mệt mỏi, buồn ngủ, choáng váng, đau đầu, miệng có cảm giác bị khô, rối loạn tiêu hoá... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Lorafar. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Lorafar có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, với một số trường hợp thuốc Lorafar có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Lorafar hoặc lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: rụng tóc, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, suy giảm chức năng gan,... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Lorafar và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Lorafar:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Lorafar. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Lorafar từ bác sĩ đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Lorafar có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thảo dược...

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Lorafar, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

259 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan