Công dụng thuốc Mucambrox

Các hoạt chất tiêu đờm được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh đường hô hấp có tăng tiết dịch phế quản. Một trong các hoạt chất tiêu đờm phổ biến là Ambroxol trong thuốc ho Mucambrox. Vậy chỉ định và những lưu ý khi sử dụng thuốc ho Mucambrox là gì?

1. Thuốc ho Mucambrox là gì?

Thuốc Mucambrox là sản phẩm được sử dụng với mục đích tiêu chất nhầy (đờm) trong các bệnh lý hô hấp cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản.

Thành phần của thuốc ho Mucambrox:

  • Dạng bào chế: Siro;
  • Hoạt chất Ambroxol hydrochloride 15mg/5ml;
  • Một số loại tá dược vừa đủ.

2. Công dụng và chỉ định của thuốc Mucambrox

Ambroxol hydroclorid là hoạt chất được sử dụng trong trị liệu tiêu đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có tăng tiết dịch phế quản không bình thường.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Mucambrox:

3.1. Cách dùng

Mucambrox dùng đường uống, tốt nhất là cùng các bữa ăn trong ngày;

3.2. Liều dùng

  • Mucambrox dùng như một loại thuốc ho trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Sử dụng 2.5ml thuốc Mucambrox (khoảng 1⁄2 thìa cà phê) mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 2-6 tuổi: Sử dụng 2.5ml thuốc ho Mucambrox, 3 lần mỗi ngày;
  • Trẻ từ 6-12 tuổi: Sử dụng 5ml thuốc Mucambrox/lần (khoảng 1 thìa cà phê), 2-3 lần mỗi ngày;
  • Bệnh nhân suy thân và/hoặc suy gan có thể phải giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các lần uống thuốc Mucambrox;
  • Thời gian điều trị bằng thuốc Mucambrox không nên kéo dài quá 14 ngày.

Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp kèm tăng tiết đờm nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn 14 ngày và/hoặc các triệu chứng trầm trọng hơn sau thời gian dùng thuốc Mucambrox.

4. Chống chỉ định của thuốc ho Mucambrox

  • Cơ địa hoặc tiền sử dị ứng/mẫn cảm với hoạt chất Ambroxol hydroclorid hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Mucambrox;
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ;
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho Mucambrox

Sử dụng thuốc Mucambrox cùng lúc với các thuốc ức chế ho có thể dẫn đến hiện tượng khó đào thải đờm nhớt ra ngoài, do đó hạn chế sự kết hợp này trong quá trình điều trị.

Hoạt chất Ambroxol hydrochloride trong thuốc ho Mucambrox nên sử dụng thật thận trọng ở người mắc bệnh suy thận và/hoặc suy gan (đòi hỏi giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng), người viêm loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng.

Sử dụng cho như một thuốc ho trẻ em: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Mucambrox cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Sử dụng thuốc Mucambrox cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú:

  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thuốc Mucambrox trong 3 tháng đầu thai kỳ, đồng thời nên đánh giá cẩn thận giữa lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ với thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ;
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hoạt chất Ambroxol hydrochloride có thể bài tiết vào sữa mẹ, do đó không khuyến cáo sử dụng thuốc Mucambrox cho đối tượng bà mẹ đang cho con bú.

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc: Chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Mucambrox lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Đồng thời, các phản ứng phụ của thuốc cũng ghi nhận có sự ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6. Tác dụng phụ của thuốc ho Mucambrox

Tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng thuốc ho Mucambrox là những rối loạn dạ dày ruột, hay gặp nhất là tiêu chảy. Một số tác dụng phụ không phổ biến của Mucambrox:

  • Phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, phát ban, phù nề, phù mạch thần kinh, tăng thân nhiệt và khó thở;
  • Ăn uống khó tiêu, buồn nôn, nôn ói, đau bụng;
  • Ợ nóng, ợ chua;
  • Phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) và các phản ứng nghiêm trong ngoài da như hội chứng Steven-Johnson hay hội chứng Lyell's;
  • Táo bón;
  • Chảy nước mũi, khô màng nhầy đường hô hấp;
  • Tiểu khó;
  • Chứng mề đay.

7. Tương tác thuốc của Mucambrox

Sử dụng đồng thời thuốc ho Mucambrox với các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cefuroxim, Erythromycin hay Doxycyclin có thể khiến nồng độ kháng sinh trong mô phổi tăng cao.

Sử dụng thuốc Mucambrox với thuốc ức chế ho có thể dẫn đến việc khó đào thải đờm ra ngoài thông qua các cơn ho.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan