Công dụng thuốc Myopain 50

Thuốc Myopain 50 có thành phần chính là Tolperison thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Để việc sử dụng thuốc Myopain 50 đạt hiệu quả cao, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Thuốc Myopain 50 là thuốc gì?

Thuốc Myopain 50 là thuốc gì? Thuốc Myopain 50 có thành phần chính là Tolperison, được điều chế dưới dạng viên nén bao phim và quy cách đóng gói là hộp 5 vỉ x 10 viên.

Công dụng của thuốc Myopain 50, đó là:

  • Điều trị chứng co cứng sau đột quỵ ở người lớn;
  • Điều trị tăng trương lực cơ xương bệnh lý trong rối loạn thần kinh thực thể, tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt có kèm theo bệnh vận động;
  • Dùng trong phục hồi chức năng sau ca phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình;
  • Điều trị các bệnh nghẽn mạch cũng như hội chứng xuất hiện, vì suy giảm sự phân bố thần kinh mạch.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Myopain 50

2.1. Cách dùng

Thuốc Myopain 50 được đưa vào cơ thể thông qua đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn.

2.2. Liều dùng

Thông thường thuốc Myopain 50 được sử dụng với liều lượng là 50-150mg x 3 lần/ ngày.

  • Liều dùng với bệnh nhân suy thận: Thông tin liều sử dụng thuốc Myopain 50 còn hạn chế nhưng đã có những ghi nhận về sự gia tăng tỷ lệ xuất hiện các biến cố gây hại cho sức khỏe đối với nhóm bệnh nhân này. Bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình, cần xác định được liều phù hợp với từng bệnh nhân kết hợp theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chức năng thận. Bệnh nhân suy thận nặng không được khuyến cáo sử dụng tolperison.
  • Liều dùng với bệnh nhân suy gan: Thông tin liều sử dụng còn hạn chế nhưng đã có những ghi nhận về sự gia tăng tỷ lệ xuất hiện các biến cố gây hại cho sức khỏe đối với nhóm bệnh nhân này. Bệnh nhân suy gan ở mức độ trung bình, cần xác định được liều phù hợp với từng bệnh nhân kết hợp với theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chức năng gan. Bệnh nhân suy gan nặng không được khuyến cáo sử dụng tolperison;

Liều dùng với trẻ em: Độ an toàn của thuốc và độ hiệu quả của tolperison ở trẻ em chưa được khẳng định.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Myopain 50

3.1. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Myopain 50 với những người quá mẫn cảm với tolperison hoặc các thành phần có trong thuốc.

3.2.Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Myopain 50, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Xuất hiện dị ứng trên da, mô dưới da;
  • Rối loạn toàn thân;
  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh;
  • Rối loạn tiêu hóa.

Hầu hết các tác dụng phụ này đều không quá quan trọng và có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các phản ứng quá mẫn đe dọa tính mạng là rất khó xảy ra, ví dụ trạng thái lẫn lộn, tăng tiết mồ hôi.

3.3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Myopain 50

Các phản ứng gây hại được ghi nhận nhiều nhất về tolperison là các phản ứng quá mẫn. Cụ thể như sau:

  • Phản ứng nhẹ trên da: Xuất hiện ban, mẩn đỏ, mày đay, ngứa;
  • Phản ứng nặng toàn thân: Sốc phản vệ;
  • Phù mạch, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở khó.

Nữ giới có nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn cao hơn hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn với các thuốc khác.

Bệnh nhân mẫn cảm với lidocain cần thận trọng khi sử dụng tolperison vì có thể xảy ra phản ứng chéo.

Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được biết về những khả năng xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng tolperison. Nếu gặp tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc thì cần ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng, xin tư vấn phù hợp. Trong trường hợp đã xảy ra phản ứng phụ thì không nên tái sử dụng tolperison.

  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tolperison không gây quái thai. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên người còn thiếu dữ liệu nghiên cứu lâm sàng nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không được phép sử dụng tolperison.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tolperison có bài tiết qua sữa mẹ không. Vì vậy, không chỉ định sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.
  • Đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, nhìn mờ nên cân nhắc sử dụng thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

4. Tương tác thuốc

Các nghiên cứu tương tác dược động học trên enzym chuyển hóa CYP2D6 với cơ chất dextromethorphan cho thấy sử dụng đồng thời tolperisone có thể làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua CYP2D6 như thioridazin, tolterodin, venlafaxine, desipramin, dextromethorphan, metoprolol, nebivolol, perphenazine.

Các nghiên cứu in vitro trên các tiểu thùy gan và tế bào gan người không cho thấy có sự ức chế hay phản ứng trên các isoenzyme CYP khác (CYP2B6, CYP2C8, CYP2C9, CYP2C19, CYP1A2, CYP3A4).

Ngược lại, nồng độ tolperisone không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời với các thuốc chuyển hóa qua CYP2D6 do tolperisone có thể chuyển hóa qua các con đường khác.

Sinh khả dụng của tolperisone bị giảm nếu không uống thuốc cùng bữa ăn. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Thuốc Myopain 50 là thuốc giãn cơ tác dụng trung ương, ít có tác dụng an thần. Trong trường hợp dùng đồng thời tolperisone cùng với các thuốc giãn cơ tác dụng trung ương khác thì nên cân nhắc giảm liều tolperisone nếu cần. Tolperisone có thể làm tăng tác dụng của axit niflumic, do đó cần cân nhắc giảm liều axit niflumic hay các NSAID khác khi dùng đồng thời với tolperisone.

Tóm lại, thuốc Myopain 50 có thành phần chính là Tolperison thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Để việc sử dụng thuốc Myopain 50 đạt hiệu quả cao, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan