Công dụng thuốc Niztahis

Thuốc Niztahis là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Vậy thuốc Niztahis có tác dụng gì?

1. Tác dụng của thuốc Niztahis

Niztahis là thuốc gì? Thuốc Niztahis có tác dụng trong điều trị loét dạ dày lành tính, loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản có liên quan tới việc sử dụng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Niztahis. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Cách sử dụng thuốc Niztahis

Thuốc Niztahis được bào chế dưới dạng viên nang. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh.

  • Đối với bệnh nhân loét tá tràng, liều dùng khuyến cáo hàng ngày là 300mg vào buổi tối, điều trị liên tục trong 4 tuần và thời gian có thể giảm nếu vết loét sẽ lành trong 4 tuần, hoặc điều trị thêm 4 tuần nữa nếu vết loét không lành.
  • Loét dạ dày lành tính: Liều dùng khuyến cáo là 300mg uống vào buổi tối, điều trị trong 4 tuần hoặc 8 tuần nếu cần thiết.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Uống với liều 300mg một lần trước lúc đi ngủ, ngày uống 2 lần. Điều trị trong 12 tuần cho trường hợp viêm loét dạ dày hoặc ợ nóng.
  • Loét dạ dày hoặc tá tràng có liên quan đến việc sử dụng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid: liều khuyến cáo hàng ngày là 300mg trước khi đi ngủ trong tối đa 8 tuần. Ở hầu hết bệnh nhân thì vết loét sẽ lành trong 4 tuần. Trong thời gian điều trị việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid có thể được tiếp tục.
  • Đối với bệnh nhân suy thận vừa có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút hoặc suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 20ml/phút không dùng thuốc Niztahis 300 do liều dùng không phù hợp, chỉ sử dụng Niztahis 150 theo hướng dẫn điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Niztahis

Một số lưu ý khi sử dụng Niztahis bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Niztahis phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Thuốc Niztahis 300 có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Thận trọng sử dụng thuốc Niztahis với bệnh nhân xơ gan hoặc suy gan, có thể phải giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa những lần sử dụng thuốc. Đối với những người suy thận (độ thanh thải <50ml/phút) thì cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa những lần dùng thuốc vì thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận.
  • Những người bệnh quá mẫn với một trong những thuốc kháng thụ thể H2 cũng có thể quá mẫn với các thuốc khác trong nhóm kháng H2 histamin.
  • Thuốc Niztahis có chứa lactose, do đó những bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hoá di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose hoặc chứng thiếu hụt lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc Niztahis.
  • Đối với phụ nữ có thai: Thuốc Niztahis có đi qua nhau thai và những nghiên cứu khi dùng thuốc Niztahis 300 ở phụ nữ mang thai chưa đầy đủ, vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong thời kỳ cho con bú, Niztahis có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây ADR nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, do vậy người mẹ nên dừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Thuốc Niztahis có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ. Do vậy, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Hiệu lực ức chế bài tiết acid dịch vị vào ban đêm của các thuốc kháng thụ thể H2 có thể bị giảm do hút thuốc lá. Những bệnh nhân bị loét dạ dày nên bỏ hút thuốc hoặc ít nhất tránh hút thuốc trong quá trình điều trị.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu vì có thể làm tăng pH dạ dày và ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc.

4. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Niztahis bao gồm:

  • Thuốc kháng acid: Sử dụng đồng thời với thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm giảm hấp thụ thuốc kháng thụ thể H2. Vì vậy, không nên uống bất kỳ thuốc kháng acid nào trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc kháng thụ thể H2.
  • Thuốc gây suy tuỷ: cyclophosphamid, cloramphenicol,... có thể làm tăng hiện tượng giảm bạch cầu trung tính hoặc rối loạn tạo máu khi dùng cùng với thuốc kháng thụ thể H2.
  • Ketoconazol hoặc itraconazol: Làm giảm đáng kể hấp thu của hai loại thuốc này, làm tăng pH dạ dày, vì vậy phải uống thuốc kháng thụ thể H2 ít nhất 2 giờ sau uống ketoconazol và itraconazol.
  • Sucralfat: Làm giảm hấp thu của các thuốc kháng thụ thể H2 và phải uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Salicylat: Niztahis có thể làm tăng nồng độ huyết thanh salicylat khi sử dụng đồng thời với acid acetylsalicylic liều cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan