Công dụng thuốc Oxatalis

Oxacillin là một kháng sinh nhóm Penicillin có tác dụng tốt với tụ cầu và các vi khuẩn Gram dương khác. Kháng sinh này có trong sản phẩm có tên thương mại là Oxatalis. Vậy thuốc Oxatalis có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Oxatalis là thuốc gì?

Thuốc Oxatalis là thuốc gì? Oxatalis là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với thành phần chính là Oxacillin Sodium hàm lượng 1g. Thuốc Oxatalis được sản xuất bởi Vitrofarma S.A và lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký: VN-4843-07.

Thuốc Oxatalis được bào chế dưới dạng: Bột pha tiêm, quy cách đóng gói mỗi hộp 10 lọ.

2. Thuốc Oxatalis có tác dụng gì?

Hoạt chất Oxacillin có trong thuốc Oxatalis là một Isoxazolyl Penicillin, có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của phần lớn các tụ cầu tiết penicilinase. Kháng sinh Oxacillin không bị ảnh hưởng bởi enzym beta - lactamase do vi khuẩn tiết ra, do đó thuốc Oxatalis có hiệu lực điều trị rất tốt.

Kháng sinh Oxacillin có tác dụng yếu hơn đối với các vi khuẩn nhạy cảm với penicillin G và không có tác dụng với các vi khuẩn gram âm. Vì vậy khi điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân do liên cầu và tụ cầu cần sử dụng cả Oxacillin và Penicillin G liều cao. Nếu chỉ dùng riêng lẻ thuốc Oxatalis sẽ không cho hiệu quả với bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu.

3. Chỉ định của thuốc Oxatalis

Thuốc Oxatalis được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

4. Chống chỉ định của thuốc Oxatalis

Chống chỉ định của thuốc Oxatalis trong những trường hợp sau đây:

  • Quá mẫn/dị ứng với hoạt chất Oxacillin và các kháng sinh khác thuộc nhóm beta lactam;
  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc Oxatalis;
  • Chống chỉ định sử dụng kháng sinh Oxacillin theo đường dưới kết mạc.

5. Liều lượng và cách dùng thuốc Oxatalis

Cách dùng thuốc Oxatalis: Sản phẩm này bào chế dạng thuốc bột pha tiêm, có thể sử dụng theo các đường khác nhau cụ thể như sau:

  • Tiêm bắp: Thêm 5.7ml nước cất pha tiêm vào lọ bột pha tiêm thuốc Oxatalis 1g, sau đó lắc kĩ cho thuốc tan hoàn toàn. Khi tiêm bắp Oxatalis phải tiêm sâu vào một khối cơ lớn;
  • Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Thêm 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch NaCl 0.9% vào lọ bột pha tiêm Oxatalis 1g, sau đó lắc kĩ cho thuốc tan hoàn toàn. Yêu cầu khi tiêm tĩnh mạch thuốc Oxatalis là phải tiêm chậm trong thời gian khoảng 10 phút để hạn chế kích ứng đường tĩnh mạch;
  • Truyền tĩnh mạch: Hòa tan hoàn toàn lọ bột thuốc Oxatalis trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch NaCl 0.9%, sau đó tiếp tục pha loãng thuốc với dung dịch tiêm truyền tương ứng (có thể là Dextrose 5% hoặc NaCl 0.9%).

Liều lượng khuyến cáo của thuốc Oxatalis

  • Người lớn: dùng liều 250-500mg/lần, 4-6 lần/ngày, trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 1g/lần;
  • Trẻ em:
    • Trẻ sinh non và sơ sinh: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 6.25mg/kg/lần x 4 lần/ngày;
    • Trẻ em cân nặng dưới 40kg: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 12.5 - 25mg/kg/lần x 4 lần trong ngày hoặc 16.7 mg/kg/lần x 6 lần/ngày;
    • Trẻ em cân nặng 40kg trở lên: Liều thuốc Oxatalis tương tự liều người trưởng thành;
  • Liều dùng thuốc Oxatalis cho bệnh nhân suy thận: Độ thanh thải Creatinin dưới 10ml/phút khuyến cáo dùng mức thấp của liều khuyến cáo.

Thời gian điều trị của thuốc Oxatalis:

  • Thời gian dùng thuốc Oxatalis phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời có thể thay đổi tùy theo đáp ứng điều trị và xét nghiệm vi khuẩn;
  • Các trường hợp nhiễm tụ cầu mức độ nặng cần điều trị với thuốc Oxatalis trong ít nhất 1 – 2 tuần. Khi điều trị viêm màng trong tim thì thời gian điều trị có thể phải kéo dài hơn.

Quá liều Oxatalis và cách xử trí:

  • Triệu chứng quá liều kháng sinh Oxacillin và các Penicillin nói chung bao gồm quá mẫn thần kinh-cơ (gây kích động, ảo giác, loạn giữ tư thế, bệnh não, lú lẫn, co giật), mất cân bằng điện giải (rối loạn kali hoặc natri máu) và đặc biệt là gây suy thận;
  • Ðiều trị quá liều thuốc Oxatalis chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Lưu ý phương pháp thẩm tách máu không loại trừ được hoạt chất Oxacillin.

6. Tác dụng phụ của thuốc Oxatalis

Tác dụng ngoại ý thường gặp của thuốc Oxatalis:

  • Buồn nôn, tiêu chảy;
  • Ngoại ban;
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối khi dùng Oxatalis đường tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng ngoại ý ít gặp của thuốc Oxatalis:

  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm số lượng bạch cầu và/hoặc tiểu cầu;
  • Nổi mày đay;
  • Tăng các enzym gan.

Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp của thuốc Oxatalis:

  • Phản ứng phản vệ;
  • Viêm đại tràng giả mạc;
  • Vàng da ứ mật;
  • Mất bạch cầu hạt;
  • Viêm thận kẽ và tổn thương ống kẽ thận (có thể phục hồi khi ngừng thuốc Oxatalis kịp thời).

7. Tương tác thuốc của Oxatalis

Tương tác thuốc của Oxatalis có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Thuốc Oxatalis và các kháng sinh Penicillin có thể làm giảm hiệu quả của các sản phẩm tránh thai đường uống;
  • Các kháng sinh Tetracyclin khi dùng đồng thời có thể làm giảm tác dụng của các Penicillin, bao gồm thuốc Oxatalis;
  • Disulfiram và Probenecid có thể làm tăng nồng độ kháng sinh Oxacillin huyết thanh khi dùng đồng thời với Oxatalis;
  • Điều trị đồng thời liều cao các Penicillin (như thuốc Oxatalis) đường tiêm tĩnh mạch có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu.

8. Thận trọng khi sử dụng thuốc Oxatalis

Thận trọng khi sử dụng thuốc Oxatalis trong những trường hợp sau đây:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Oxatalis nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào thì người bệnh cần phải ngưng thuốc ngay lập tức và tiến hành điều trị thích hợp.
  • Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong (bao gồm sốc phản vệ) đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh beta-lactam. Do đó việc sử dụng thuốc Oxatalis phải thật thận trọng ở bệnh nhân cơ địa hoặc tiền sử dị ứng và chống chỉ định tuyệt đối dùng Oxatalis cho bệnh nhân dị ứng với kháng sinh Oxacillin.
  • Báo cáo cho thấy có tình trạng dị ứng chéo giữa kháng sinh Penicillin và Cephalosporin ở 5-10% trường hợp. Do đó chống chỉ định sử dụng thuốc Oxatalis ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh Cephalosporin.
  • Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo ở hầu hết bệnh nhân có sử dụng tất cả các nhóm kháng sinh, bao gồm kháng sinh Oxacillin. Do đó, bệnh nhân cần được lưu ý chẩn đoán nếu bị tiêu chảy dai dẳng và/hoặc nghiêm trọng trong hoặc sau khi điều trị bằng thuốc Oxatalis. Khi đó, bệnh nhân cần được tiến hành các biện pháp điều trị đầy đủ ngay lập tức, có thể xem xét ngừng điều trị kháng sinh và chống chỉ định dùng các thuốc ức chế nhu động ruột để giảm tiêu chảy.
  • Bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Oxatalis. Tuy nhiên, cần chú ý đặc biệt ở bệnh nhân suy thận nặng khi kết hợp với các thuốc khác có thể cản trở sự đào thải beta - lactam và gây tích tụ thuốc trong cơ thể.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan có liên quan đến suy thận cần theo dõi nồng độ kháng sinh Oxacillin trong máu khi dùng thuốc Oxatalis.
  • Việc sử dụng thuốc Oxatalis liều cao ở bệnh nhân suy thận hoặc có các yếu tố nguy cơ như tiền sử động kinh, điều trị động kinh hoặc tổn thương màng não có thể dẫn đến rối loạn thần kinh cấp tính.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Oxatalis ở trẻ sơ sinh, vì nguy cơ tăng bilirubin máu do liên kết với các protein huyết thanh (vàng da nhân).
  • Không nên dùng phối hợp thuốc Oxatalis với Methotrexat.
  • Kháng sinh Oxacillin qua được nhau thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Oxatalis ở bệnh nhân mang thai chưa ghi nhận tác dụng có hại nào với thai kỳ.
  • Kháng sinh Oxacillin phân bố vào trong sữa mẹ, nhưng thuốc Oxatalis hầu như không gây tác dụng có hại nào cho trẻ bú sữa mẹ.

Thuốc Oxatalis là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với thành phần chính là Oxacillin Sodium hàm lượng 1g. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

22 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan