Công dụng thuốc Panecox

Panecox là thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm chống viêm không steroid. Hãy cùng bác sĩ tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về công dụng cũng như cách dùng thuốc an toàn, đúng cách.

Thuốc Panecox có chứa thành phần chính gồm:

  • Etoricoxib: Hàm lượng 90mg;
  • Tá dược vừa đủ khác.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

1. Chỉ định dùng thuốc Panecox

Thuốc Panecox được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

2.Công dụng thuốc Panecox

Thuốc Panecox có thành phần chính là Etoricoxib, thuộc nhóm thuốc ức chế COX-2 chọn lọc, chống viêm không steroid (NSAIDs).

Thuốc Panecox giúp giảm đau và hiện tượng sưng, viêm ở khớp và cơ bắp của người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và bệnh gout.

Ngoài ra, Etoricoxib cũng được sử dụng để điều trị ngắn hạn các cơn đau mức độ vừa phải sau khi phẫu thuật nha khoa.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Panecox

Liều dùng thuốc Panecox:

  • Liều dùng cho trường hợp viêm xương khớp, thoái hóa khớp: Uống liều 30mg/ lần/ ngày, liều dùng không quá 60 mg/ lần/ ngày.
  • Liều dùng cho trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: Uống liều tối đa 90 mg/ lần/ ngày.
  • Liều dùng cho trường hợp đau như và vừa sau phẫu thuật nha khoa: Tối đa 90mg/ lần/ ngày, tối đa 3 ngày.
  • Liều dùng trong cơn gout cấp: Uống liều 90mg/ lần/ ngày và không quá 120mg/ lần/ ngày, dùng liều tối đa trong 8 ngày.
  • Liều dùng trong trường hợp đau bụng kinh nguyên phát, đau xương khớp cấp tính: uống liều 90mg/lần / ngày và không quá 120 mg/lần/ ngày, liều dùng tối đa trong 8 ngày.
  • Bệnh nhân suy gan: Liều dùng thuốc Panecox không quá 60mg/ lần/ ngày.
  • Bệnh nhân cao tuổi, suy thận mức độ nhẹ và vừa không cần chỉnh liều thuốc.

4.Chống chỉ định dùng thuốc Panecox

Không dùng Panecox trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Panecox.
  • Bệnh nhân có tiền sử hen phế quản, dị ứng và mề đay
  • Bệnh nhân dị ứng Aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Bệnh nhân có suy tim sung huyết, huyết áp cao không kiểm soát.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên và/hoặc bệnh mạch máu não đã được xác định.
  • Viêm loét dạ dày-tá tràng mức độ nặng.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Suy thận nặng.

5.Tác dụng phụ khi dùng thuốc Panecox

Trong quá trình dùng Panecox, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như:

Mặc dù những triệu chứng phụ nêu trên thường ít gặp nhưng bệnh nhân cũng không được chủ quan. Trường hợp khi dùng thuốc Panecox có bất cứ dấu hiệu khó chịu nào hãy báo ngay cho bác sĩ.

6. Tương tác thuốc Panecox với thuốc khác

Trong quá trình sử dụng Panecox, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc giữa thuốc với đồ ăn uống hay các thực phẩm chức năng khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Do đó, để tránh những tương tác bất lợi, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi dùng Panecox.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Panecox, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Panecox là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

460 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan