Công dụng thuốc Panloz

Thuốc Panloz 20 là thuốc kháng tiết acid dịch vị, có thành phần chính là Pantoprazol. Đây là một chất ức chế chọn lọc bơm proton ở các tế bào dạ dày, giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và bệnh lý do tăng tiết acid dịch vị gây ra.

1. Thuốc Panloz 20 là gì?

Panloz 20 thuốc biệt dược của Pantoprazole, nghĩa là trong thành phần có hoạt chất chính là Natri Pantoprazol sesquihydrate với hàm lượng tương đương với 20mg Pantoprazole, bào chế dạng viên nén bao phim tan trong ruột.

Pantoprazole là một thuốc ức chế bơm proton, ức chế một giai đoạn cuối trong quá trình tạo thành acid ở dạ dày bằng liên kết đồng hóa trị với hệ men (H+, K+)-ATPase hay gọi là bơm proton tại bề mặt tiết của tế bào thành dạ dày. Điều này dẫn đến ức chế tiết acid dạ dày thông thường và cả trong trường hợp do các tác nhân kích thích(do lạnh, stress, dùng thuốc,...). Trên các thử nghiệm cho thấy tác dụng kháng tiết acid kéo dài hơn 24 giờ cho tất cả các liều dùng khác nhau đã được thử nghiệm.

2. Công dụng của thuốc Panloz 20

Chỉ định của thuốc Panloz 20 trong những trường hợp sau:

Chống chỉ định: Quá mẫn với hoạt chất pantoprazol, với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn xuất benzimidazol khác (như esomeprazol, lansoprazol, omeprazol, rabeprazol).

3. Liều dùng và cách dùng Panloz 20

Cách dùng:

Thuốc Panloz 20 được dùng đường uống, thường uống ngày một lần vào buổi sáng trước ăn 30 - 60phút. Nuốt nguyên viên, không được nghiền hoặc nhai. Nếu cần uống 2 lần thì nên uống lần thứ hai vào thời điểm trước khi đi ngủ.

Liều dùng Panloz 20:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): Liều thường dùng là 1 đến 2 viên Panloz/ lần/ ngày trong vòng 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần. Liều duy trì cũng thường từ 1 đến 2 viên mỗi ngày. Trường hợp tái phát uống 1 viên/ ngày.
  • Loét đường dạ dày hay loét tá tràng: Liều thường dùng uống 2 viên/ lần/ ngày. Thời gian điều trị từ 2 - 4 tuần đối với loét tá tràng hoặc từ 4 - 8 tuần đối với loét dạ dày lành tính.
  • Phác đồ kết hợp diệt Helicobacter pylori: Dùng phác đồ trị liệu phối hợp ba thuốc gồm các thuốc Pantoprazol 40mg x 2 lần/ ngày kết hợp với clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày và amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày hoặc metronidazol 400mg x 2 lần/ ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần và nên kiểm tra lại sau phát đồ diệt HP.
  • Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid: Uống một viên panloz/ ngày.
  • Hội chứng Zollinger - Ellison: Liều khởi đầu nên uống 80mg/ ngày (4 viên Panloz). Có thể dùng liều cao lên đến 240mg/ ngày. Nếu dùng với liêuc trên 80mg/ ngày, nên chia làm 2 lần.
  • Bệnh nhân suy gan: Liều tối đa cho bệnh nhân suy gan là 20mg/ ngày hoặc 40mg/ ngày đối với liều dùng cách ngày.
  • Bệnh nhân suy thận: Liều tối đa là 40mg/ ngày.
  • Trẻ em: Không dùng thuốc này cho trẻ em vì hiệu quả và tính an toàn chưa được xác định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Panloz 20

Thuốc Panloz 20 được dung nạp tốt, ít khi gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra được ghi nhận gồm:

  • Tác dụng phụ ít gặp như nhức đầu hay tiêu chảy nhẹ;
  • Hiếm gặp hơn như: Buồn nôn, đau bụng trên, khó chịu, táo bón đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng.
  • Vài trường hợp rất hiếm xảy ra như phù nề; sốt do thuốc; viêm tĩnh mạch huyết khối; trụy tim; sốc phải vệ; nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ trên hay các phản ứng khác nghi do dùng thuốc gây nên.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Panloz 20

  • Trước điều trị Panloz 20, bạn cần nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng hay tiền sử bệnh của bạn, cần loại trừ bệnh ác tính tại dạ dày.
  • Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton kéo dài, đặc biệt khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, gãy xương cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc người bệnh khi có các yếu tố nguy cơ khác kèm theo. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các loại thuốc ức chế bơm proton bao gồm pantoprazole làm tăng nguy cơ gãy xương từ 10 đến 40%, vài trường hợp có thể do các yếu tố khác.
  • Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao cần phải được chăm sóc và cần bổ sung đầy đủ vitamin D, calci.
  • Thận trọng khi dùng thuốc này cho người suy gan, người cao tuổi vì làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Chế độ ăn uống đảm bảo khoa học và an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ gây ra nhiễm trùng đường tiêu hoá.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu tin cậy về việc dùng cho hai đối tượng này, cho nên cần cân nhắc kỹ trước khi dùng và bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc Panloz ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tránh tầm với của trẻ em. Trước khi dùng cần kiểm tra hạn sử dụng và không dùng nếu hết hạn, có dấu hiệu hư hỏng.

6. Tương tác thuốc

  • Thuốc Panloz 20 hấp thu phụ thuộc vào độ pH của dạ dày (do thuốc kháng acid làm tăng pH dạ dày): Về mặt lý thuyết, khả năng xảy ra tương tác dược động học khi dùng đồng thời pantoprazol với các thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày như ampicillin ester, digoxin, muối sắt, ketoconazol. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm độ hấp thu của thuốc khi tăng pH của dạ dày.
  • Warfarin: Có khả năng làm tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời warfarin với các thuốc ức chế bơm proton, kể cả pantoprazol. Gia tăng nguy cơ gây chảy máu bất thường và tử vong; cần theo dõi sự tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi chỉ định pantoprazol được dùng đồng thời với warfarin.
  • Sucralfat: Khi dùng đồng thời có thể làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của các loại thuốc ức chế bơm proton (như lansoprazol, omeprazol); nên uống các loại thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfat.

Tóm lại, thuốc Panloz là thuốc giảm tiết acid dịch vị, được bác sĩ chỉ định dùng điều trị bệnh lý ở dạ dày tá tràng. Việc dùng thuốc nên tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan