Công dụng thuốc Pharmacort

Thuốc Pharmacort thuộc nhóm thuốc nội tiết có tác dụng kiểm soát dị ứng nghiêm trọng hoặc mất khả năng điều trị bằng các thử nghiệm điều trị thông thường trong hen suyễn, viêm da dị ứng,... Thuốc Pharmacort nên được sử dụng như thế nào để có hiệu quả tốt?

1. Thuốc Pharmacort có tác dụng gì?

Thuốc Pharmacort có thành phần chính triamcinolone acetonide là glucocorticoid tổng hợp có fluor có các tác dụng sau:

  • Glucocorticoid nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp là steroid vỏ thượng thận giúp dễ dàng hấp thu từ đường tiêu hoá
  • Công dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng và ức chế miễn dịch
  • Tiêm khớp để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, thoái hoá khớp,...
  • Tiêm bắp để điều trị viêm da thần kinh, trị sẹo, các bệnh tự miễn,...

Thuốc Pharmacort thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:

Các chống chỉ định của thuốc Pharmacort gồm có:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Pharmacort
  • Bệnh nhân nhiễm trùng nặng, trừ khi có biện pháp chống nhiễm trùng cụ thể
  • Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân
  • Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân hoặc bị bệnh lao
  • Không tiêm tĩnh mạch, tiêm trong hoặc ngoài màng cứng, tiêm nội nhãn và tiêm vào gân Achilles
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Pharmacort cho người cao tuổi

2. Liều sử dụng của thuốc Pharmacort

Thuốc Pharmacort được dùng theo đường tiêm tại khớp hoặc tiêm bắp và chỉ do nhân viên y tế có chuyên môn kỹ thuật thực hiện. Không tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà không có sự giám sát của bác sĩ, tránh tiêm vào những vùng da bị nhiễm trùng, tiêm bắp sâu để tránh teo mỡ dưới da. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều sử dụng Pharmacort sẽ khác nhau:

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Tiêm trong khớp còn phụ thuộc vào kích thước của khớp và tình trạng bệnh
  • Đối với khớp nhỏ, tổn thương nhỏ (khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay,...): dùng liều 20mg (0,5 ml)
  • Khớp lớn, tổn thương lớn (khớp đầu gối, khớp cánh tay,...): dùng liều 40-80 mg (1-2ml)
  • Tiêm bắp sâu vào cơ mông lớn: dùng liều 40-80 mg (1-2ml) tuỳ thuộc vào kích thước vùng tổn thương. Liều tối đa 100 mg/lần, thời gian cách nhau giữa mỗi lần tiêm từ 1-5 tuần

Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi:

  • Liều khởi đầu: tiêm bắp sâu 40 mg (1 ml) hoặc chia liều theo độ tuổi, cân nặng và mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Không dùng thuốc Pharmacort cho trẻ em dưới 6 tuổi

3. Tác dụng phụ của thuốc Pharmacort

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Pharmacort có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, nhiễm trùng
  • Đau đầu
  • Áp xe vị trí tiêm
  • Phản ứng phản vệ
  • Ức chế tuyến thượng thận
  • Suy vỏ thượng thận thứ phát
  • Suy tuyến yên
  • Giữ muối và nước
  • Tăng đường huyết
  • Thiếu canxi, loãng xương, đau khớp
  • Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
  • Co giật, động kinh, tăng áp lực nội sọ
  • Nhìn mờ, đục thuỷ tinh thể
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Teo da, da mỏng, xuất huyết dưới da, viêm da dạng mụn
  • Lupus ban đỏ, phù mạch

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pharmacort

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Pharmacort gồm có:

  • Nghiên cứu cho thấy triamcinolone đi được qua nhau thai nên khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc Pharmacort khi thực sự cần thiết và lợi ích cho mẹ vượt trội hơn so với nguy cơ gây ra cho thai nhi
  • Triamcinolone được bài tiết vào sữa mẹ, nếu người mẹ dùng liều cao có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ
  • Không tiêm Pharmacort vào đường tĩnh mạch
  • Người bệnh dùng corticosteroid thường xảy ra tình trạng giữ muối nước gây phù nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc Pharmacort cho bệnh nhân suy tim sung huyết, tăng huyết áp hay suy thận
  • Suy thượng thận thứ phát do thuốc có thể được giảm thiệu bằng cách giảm dần liều, tình trạng này có thể tồn tại trong nhiều tháng sau khi ngừng thuốc
  • Thuốc Pharmacort nên được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân loét dạ dày, viêm túi thừa đại tràng hoặc viêm loét đại tràng không đặc hiệu, do steroid có thể làm tăng nguy cơ thủng niêm mạc đường tiêu hoá
  • Sử dụng vaccine được chống chỉ định ở bệnh nhân dùng liều corticosteroid ức chế miễn dịch

5. Các tương tác thuốc với Pharmacort

Thuốc Pharmacort có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng thuốc chống đông máu

Thuốc Pharmacort làm giảm tác dụng của thuốc chống đái tháo đường do triamcinolone làm tăng glucose máu

Tác dụng của thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu bị ảnh hưởng do triamcinolone làm tăng huyết áp và tăng kali máu

Triamcinolone làm giảm nồng độ thuốc chống lao (Isoniazid) trong huyết tương

Dùng chung thuốc tiêm chứa Triamcinolone với thuốc trợ tim nhóm Digitalis làm tăng độc tính của Digitalis

Các chất cảm ứng men gan như Barbiturat, Carbamazepin,... làm tăng độ thanh thải của thuốc Pharmacort, giảm tác dụng điều trị

Trong quá trình tiêm thuốc, bệnh nhân sử dụng thêm các thuốc NSAID đường uống sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày và xuất huyết đường tiêu hoá.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Pharmacort, trước khi sử dụng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan