Công dụng thuốc Ratylno 150 và 300

Ratylno 150 và 300 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Ratylno 150 và 300 trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần thuốc Ratylno 150 và 300

Thuốc Ratylno 150 và 300 có chứa các thành phần sau:

  • Thuốc Ratylno 150 chứa hoạt chất Ranitidine hàm lượng 150mg;
  • Thuốc Ratylno 300 chứa hoạt chất Ranitidine hàm lượng 300mg;
  • Các tá dược khác vừa đủ hàm lượng thuốc.

Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin, ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, từ đó giúp làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra ngay cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, amino acid, insulin, histamin hay pentagastrin.

Nhìn chung Ranitidin thường có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn Cimetidin và phản ứng phụ không mong muốn lại ít hơn.

2. Chỉ định dùng thuốc Ratylno 150 và 300

Thuốc Ratylno 150 và 300 được chỉ định điều trị các tình trạng bệnh lý sau:

  • Loét tá tràng cấp tính;
  • Loét dạ dày lành tính và điều trị duy trì.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison;
  • Trào ngược dạ dày - thực quản;
  • Loét dạ dày - tá tràng do thuốc.

3. Liều dùng thuốc Ratylno 150 và 300

Liều thuốc Ratylno 150 và 300 tham khảo như sau:

  • Loét dạ dày - tá tràng tiến triển, viêm thực quản: Dùng liều Ratylno 300mg/ ngày trước khi đi ngủ hoặc 150mg x 2 lần/ ngày x 4 - 6 tuần; duy trì liều 150mg/ lần trước khi ngủ.
  • Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Liều Ratylno bắt đầu là 150mg x 3 lần/ ngày, có thể dùng tới liều 900 - 1200mg/ngày.
  • Liều Ratylno cho người bị suy thận: Giảm liều theo nồng độ creatinin máu dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Ratylno 150 và 300 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Ratylno 150 và 300 cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Ratylno 150 và 300 phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Ratylno 150 và 300

Ratylno 150 và 300 chống chỉ định trong trường hợp người bệnh quá mẫn với thành phần thuốc.

Chống chỉ định được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại được linh động dùng thuốc Ratylno 150 và 300.

5. Tương tác thuốc

Ratylno 150 và 300 có thể xảy ra các tương tác khi dùng đồng thời với các thuốc sau đây:

  • Thuốc Ketoconazole;
  • Thuốc Fluconazol;
  • Thuốc Itraconazole;
  • Thuốc Clarithromycin;
  • Muối, oxit, hidroxit của Magie, Al, Canxi.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Ratylno 150 và 300, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược... đang dùng để có chỉ định phù hợp.

6. Tác dụng phụ của thuốc Ratylno 150 và 300

Thuốc Ratylno 150 và 300 có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây cho người dùng:

  • Đau đầu;
  • Đau cơ;
  • Chóng mặt;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Khô miệng;
  • Nổi ban đỏ;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Thay đổi men gan thoáng qua.
  • Quá mẫn;
  • Chậm nhịp tim;
  • Block nhĩ thất.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng Ratylno 150 và 300 thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Ratylno 150 và 300

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Ratylno 150 và 300 cho các trường hợp sau:

  • Loại trừ loét ác tính (ung thư) trước khi điều trị;
  • Thận trọng dùng thuốc Ratylno 150 và 300 ở bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc Ratylno 150 và 300. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Ratylno 150 và 300 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Ratylno 150 và 300 ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm với trẻ em cũng như vật nuôi trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

26 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan