Công dụng thuốc Robmedril

Robmedril là 1 loại thuốc kháng viêm thường được dùng để điều trị các bệnh lý viêm. Vậy thì thuốc Robmedril là thuốc gì, chỉ định và chống chỉ định trong những bệnh nào? Cùng tìm hiểu công dụng thuốc Robmedril qua bài viết dưới đây.

1. Robmedril là thuốc gì?

1.1 Chỉ định của thuốc

Robmedril là thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm động mạch thái dương, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, bệnh dị ứng, bệnh leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, hội chứng thận hư nguyên phát.

1.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc Robmedril với:

  • Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Đang dùng vắc-xin virus sống.
  • Nhiễm khuẩn nặng trường trường hợp sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
  • Tổn thương da do virus, nấm hay lao.

1.3 Dược động học

Thành phần chính là Methyprednisolone:

  • Hấp thu: Methyprednisolone được thủy phân thành dạng hoạt động bởi các men Cholinesterase huyết thanh.
  • Chuyển hóa: Methyprednisolone được chuyển hóa tại gan. Các chất chuyển hóa chính là 20-betahydromethylprednisolone và 20-beta-hydroxy-6-alpha-methyprednisolone.
  • Thải trừ: Methyprednisolone đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng glucuronide, sulfate và các hợp chất không liên hợp.

2. Liều lượng và cách dùng

  • Viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu là từ 4-6mg robmedril/ngày. Dùng liều cao từ 16-32mg/ngày. Sau đó điều chỉnh liều giảm dần trong trường hợp cấp tính.
  • Cơn hen cấp tính: Dùng 5 ngày đầu với liều từ 32-48mg/ngày, sau đó có thể dùng liều thấp hơn trong vòng 7 ngày và giảm dần nhanh.
  • Bệnh thấp nặng: Ban đầu dùng 0,5mg/kg/ngày chia thành liều nhỏ. Sau đó dùng 1 liều duy nhất hàng ngày và giảm dần cho đến liều tối thiểu có tác dụng.
  • Viêm loét đại tràng mạn: Dùng với liều 8-24mg/ngày trong đợt cấp nặng.
  • Hội chứng thận hư: Dùng liên tục trong 6 tuần với liều 0,8-1,6mg/kg/ngày và giảm liều dần trong 6-8 tuần kế tiếp. Nếu được bác sĩ chỉ định dùng thuốc một lần/ngày, nên uống thuốc vào buổi sáng (lúc 8 giờ) để phát huy tác dụng hiệu quả nhất của thuốc.

Cách dùng: Người bệnh nên uống Robmedril cả viên với nhiều nước, không nhai viên thuốc, uống sau khi ăn no.

Xử lý khi quá liều:

  • Một số biểu hiện thường gặp khi dùng quá liều hay dùng dài ngày Robmedril như hội chứng Cushing, yếu cơ, loãng xương. Trường hợp làm tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận do dùng liều cao trong thời gian dài thì phải cân nhắc thật kỹ nên tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng Robmedril.

3. Tương tác thuốc

  • Không dùng Robmedril kết hợp với các thuốc Cyclosporin.
  • Thành phần Methyprednisolone có thể gây tăng đường huyết vì vậy phải điều chỉnh liều insulin cao hơn đối với người bệnh tiểu đường.
  • Các thuốc Phenobarbital, Phenytoin, Rifampin và thuốc lợi tiểu giảm kali huyết khi dùng đồng thời với Robmedril có thể làm giảm hiệu lực của thuốc.

4. Tác dụng phụ của Robmedril

Trường hợp điều trị cần dùng liều cao và kéo dài, thuốc Robmedrill có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: Buồn nôn, loét dạ dày tá tràng, dễ bị kích động, nhức đầu, rậm lông, tăng huyết áp, yếu cơ và loãng xương.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Robmedril

  • Khi điều trị với liều cao Robmedrill có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vắc-xin.
  • Có thể xảy ra suy tuyến thượng thận cấp khi người bệnh ngừng thuốc đột ngột sau điều trị dài ngày hoặc có tình trạng stress.
  • Nên sử dụng thận trọng Robmedrill toàn thân cho người cao tuổi với liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể cho phép.
  • Trường hợp phải điều trị liều cao trong thời gian dài thì không được ngưng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ cho bệnh nhân. Nếu các triệu chứng xuất hiện lại và nặng lên khi giảm liều cần báo ngay cho bác sĩ biết.

6. Bảo quản thuốc Robmedril

Để thuốc Robmedrill nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh sáng. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng hãy tham khảo bác sĩ, dược sĩ hoặc nơi xử lý rác để có cách tiêu hủy an toàn. Không được vứt thuốc vào bồn cầu hay ống dẫn nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan