Công dụng thuốc Tacrohope

Thuốc Tacrohope là thuốc mỡ có chứa thành phần chính Tacrolimus hàm lượng 0.1%. Tacrohope công dụng trong điều trị chàm thể tạng, viêm da dị ứng mức độ vừa đến nặng ở thanh thiếu niên và người lớn. Tìm hiểu các thông tin cơ bản của thuốc Tacrohope sẽ mang lại cho bệnh nhân hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Thuốc Tacrohope là thuốc gì?

Thuốc Tacrohope được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi da, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Tacrolimus (dạng Tacrolimus monohydrate) hàm lượng 0.1%.
  • Tá dược: Paraffin lỏng, Paraffin mềm trắng, Propylen glycol, sáp ong trắng, butylated hydroxytoluen, Butylated hydroxyanisole, vừa đủ 1 tuýp.

Cơ chế tác dụng:

Hiện nay, cơ chế tác dụng của Tacrolimus trên chàm thể tạng còn chưa được hiểu rõ. Một số quan điểm cho rằng Tacrolimus có tính ức chế Calcineurin và sau đó là ức chế đường truyền tín hiệu phụ thuộc Calci trong việc sao chép và tổng hợp những chất tham gia vào giai đoạn sớm của quá trình hoạt hóa tế bào T, cụ thể là các Cytokine gồm Interleukin IL-2, IL-3, IL-4, IL-5, GM-CSF, TNF-gamma, TNF-alpha. Ngoài ra, Tacrolimus còn có tác dụng ức chế sự giải phóng những chất gây viêm từ bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ưa eosin hay dưỡng bào.

2. Thuốc Tacrohope có tác dụng gì?

Thuốc Tacrohope được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

  • Điều trị chàm thể tạng cho người lớn hay thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên.
  • Điều trị viêm da dị ứng với mức độ từ vừa đến nặng ở người lớn, khi không đáp ứng tốt với các điều trị thông thường như việc sử dụng Corticosteroid tại chỗ.
  • Điều trị duy trì viêm da dị ứng với mức độ từ vừa đến nặng để dự phòng đợt bùng phát và kéo dài khoảng thời gian vùng đỏ tổn thương ở những người trải qua đợt phát bệnh nặng.

3. Chống chỉ định của thuốc Tacrohope

Chống chỉ định của thuốc Tacrohope trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Tacrohope.
  • Dị ứng quá mẫn với các loại thuốc khác có chứa Tacrolimus.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Tacrohope

4.1. Cách sử dụng

  • Thuốc Tacrohope nên thoa một lớp mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng hay thường bị ảnh hưởng. Thuốc Tacrohope cũng có thể được sử dụng trên bất kỳ phần da nào của cơ thể, bao gồm cả vùng mặt, vùng nếp gấp, cổ, ngoại trừ màng nhầy.
  • Điều trị bằng Tacrohope cần được chỉ định bởi bác sĩ Da Liễu có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi viêm da dị ứng.
  • Thuốc Tacrohope nên được sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn ngắt quãng. Không nên dùng thuốc Tacrohope liên tục trong thời gian dài.
  • Việc điều trị bằng Tacrohope nên được bắt đầu sớm, ngay khi phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên. Sau đó, người bệnh cần được điều trị duy trì. Ngay khi có các triệu chứng bệnh tái phát, việc điều trị bằng Tacrohope nên được khởi động lại.

4.2. Liều dùng thuốc Tacrohope

Điều trị đợt bùng phát

  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên
    • Khởi đầu với liều bôi Tacrohope 0.1% 2 lần/ ngày cho đến khi sạch tổn thương.
    • Bệnh tái phát: Khởi động lại với Tacrohope 0.1% liều bôi 2 lần/ ngày.
    • Giảm dần số lần bôi hoặc dùng Tacrolimus 0.03% có hoạt lực thấp hơn khi sạch tổn thương hoặc bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc.
    • Các triệu chứng thường có sự cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị với Tacrohope. Trong trường hợp bệnh không cải thiện sau 2 tuần điều trị thì nên xem xét đến lựa chọn điều trị khác.
  • Người cao tuổi: Khuyến cáo không cần điều chỉnh liều trên đối tượng này.
  • Trẻ em: Khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ em từ 2 đến 16 tuổi.

Điều trị duy trì: Khi bệnh nhân đáp ứng với điều trị lên đến 6 tuần bằng thuốc Tacrohope, biểu hiện qua vùng da sạch hoàn toàn, sạch đáng kể hay chỉ còn ảnh hưởng nhẹ trên da thì thích hợp để chỉ định điều trị duy trì.

  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên
    • Khởi đầu với liều bôi Tacrohope 0.1% 2 lần/ ngày cho đến khi sạch tổn thương.
    • Bệnh tái phát: Khởi động lại với Tacrohope 0.1% liều bôi 2 lần/ ngày.
    • Giảm dần số lần bôi hoặc dùng Tacrolimus 0.03% có hoạt lực thấp hơn khi sạch tổn thương hoặc bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc.
    • Các triệu chứng thường có sự cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị với Tacrohope. Trong trường hợp bệnh không cải thiện sau 2 tuần điều trị thì nên xem xét đến lựa chọn điều trị khác.
  • Người cao tuổi: Khuyến cáo không cần điều chỉnh liều trên đối tượng này.
  • Trẻ em: Khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ em từ 2 đến 16 tuổi.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tacrohope

Điều trị bằng thuốc Tacrohope với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Nhiễm trùng da bất kể nguyên nhân như chàm bội nhiễm Herpes, Herpes simplex hay Herpes môi, viêm nang lông, ban mụn nước dạng thủy đậu Kaposi. Đỏ mặt hoặc kích ứng da sau khi dùng rượu bia hay đồ uống có cồn khác. Rối loạn thần kinh như dị cảm, tăng cảm giác nóng, lạnh. Ngứa da, nóng tại vị trí bôi thuốc, ban đỏ, đau, kích ứng, dị cảm tại vị trí bôi thuốc thuốc.
  • Chưa rõ tần suất: Nhiễm Herpes ở mắt, chứng cá đỏ, nốt ruồi son, phù tại vị trí dùng thuốc.

Bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc Tacrohope khi xuất hiện các triệu chứng trên hoặc bất kỳ các triệu chứng bất thường khác. Bệnh nhân và người nhà nên báo cáo với bác sĩ về việc sử dụng Tacrohope hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

6. Lưu ý sử dụng thuốc Tacrohope ở các đối tượng

  • Thận trọng khi dùng thuốc Tacrohope ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan,...
  • Không nên sử dụng Tacrohope vùng da tổn thương do bệnh vảy cá, chứng đỏ da toàn thân, hội chứng Netherton, bệnh thải ghép,... vì nơi đó có khả năng làm tăng hấp thu thuốc vào hệ thống. Không nên bôi trực tiếp lên miệng, mắt.
  • Thận trọng khi sử dụng Tacrohope lên vùng da có tổn thương rộng trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Phụ nữ có thai: Theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Tacrolimus trong thuốc Tacrohope thuộc nhóm C, nhóm thuốc có nguy cơ cho thai nhi khi dùng ở phụ nữ có thai khi đi trực tiếp vào máu mẹ. Tacrohope là thuốc dạng bôi nên ít có khả năng thấm vào hệ thống, tuy nhiên chỉ nên sử dụng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích vượt trội những rủi ro mà nó mang lại.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Tránh bôi thuốc Tacrohope lên núm vú hay quầng vú vì khi bé bú có thể mút phải lượng thuốc này. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc mỡ Tacrohope trong thời kỳ cho con bú.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc thường ít bị ảnh hưởng sau khi sử dụng thuốc Tacrohope.

7. Tương tác thuốc Tacrohope

Tương tác với các thuốc khác:

  • Hạn chế dùng chung thuốc Tacrohope với các chế phẩm dùng trên da khác vì có thể làm giảm hấp thu của nhau.
  • Thận trọng khi sử dụng Tacrohope kết hợp các thuốc ức chế CYP3A4 như Erythromycin, Ketoconazol, Itraconazol, Diltiazem,...

Trên đây là những thông tin về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Tacrohope. Để đạt được hiệu quả điều trị cao khi sử dụng thuốc Tacrohope, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chàm sữa ở trẻ
    Trẻ bị chàm sẽ như thế nào?

    Bệnh chàm có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, đóng vảy trên da của bé, thường là trong vài tháng đầu tiên sau sinh. Bệnh thường phổ biến và rất dễ điều trị. Tuy nhiên với những người ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Besalicyd
    Công dụng thuốc Besalicyd

    Besalicyd là thuốc mỡ bôi da công dụng làm giảm các biểu hiện viêm của bệnh da dày sừng và bệnh da khô có đáp ứng với corticoid như bệnh vẩy nến, các chứng viêm da dị ứng mạn tính, ...

    Đọc thêm
  • Tropeal
    Công dụng thuốc Tropeal

    Thuốc Tropeal được sản xuất và đăng ký bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú. Thuốc Tropeal có hoạt chất chính là Mupirocin với hàm lượng là 100mg. Tropeal có tác dụng trong điều trị các bệnh về ...

    Đọc thêm
  • Psocabet
    Công dụng thuốc Psocabet

    Thốc Psocabet được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây. Psocabet có thành phần chính là Calcipotriol và Betamethason, được chỉ định để điều trị vảy nến. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Psocabet ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Phitrenone
    Công dụng thuốc Phitrenone

    Thuốc Phitrenone thuộc nhóm thuốc mỡ bôi da điều trị bệnh da liễu có thành phần chính là mupirocin thường được dùng để điều trị viêm da có mủ, chốc lở, bỏng hoặc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật da.

    Đọc thêm