Công dụng thuốc Tobrafar

Thuốc Tobrafar là sản phẩm giúp điều trị nhiễm khuẩn ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng trên lâm sàng để điều trị các nhiễm khuẩn gây sưng đỏ, viêm hay khó chịu vùng mắt. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Tobrafar trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Tobrafar là gì?

1.1. Thuốc Tobrafar là thuốc gì?

Thuốc Tobrafar có tác dụng dùng điều trị một số bệnh về nhãn khoa. Thuốc Tobrafar có thành phần: Tobramycin hàm lượng 0.3% (tương đương 3mg trên ml). Kết hợp với các loại tá dược vừa đủ 5ml theo quy định của nhà sản xuất.

  • Dạng bào chế của thuốc Tobrafar 5ml dạng: Dung dịch nhỏ mắt.
  • Đóng gói: Hộp có 1 lọ 5ml thuốc.
  • Thuốc Tobrafar 5ml là thuốc dùng để kê đơn (ETC).

1.2. Thuốc Tobrafar có tác dụng gì?

  • Thuốc Tobrafar được dùng chỉ định trong các trường hợp sau: Điều trị các bệnh về nhiễm trùng ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thành phần tobramycin như: viêm kết mạc, bị giác mạc, bệnh viêm mí mắt, hoặc viêm túi lệ.
  • Thuốc Tobrafar được chống chỉ định cho trường hợp: Các đối tượng có tiền sử dị ứng, hay quá mẫn với thành Tobramycin hay bất kì tá dược, phụ liệu nào có trong thành phần của thuốc.

2. Cách sử dụng của Tobrafar

2.1. Cách dùng thuốc Tobrafar

  • Thuốc Tobrafar là dung dịch chỉ dùng để nhỏ mắt
  • Lắc đều trước khi dùng nhỏ thuốc.
  • Tuyệt đối không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt, và không dùng chung lọ thuốc để tránh sự lây nhiễm.
  • Sau khi nhỏ thuốc, vặn chặt nắp
  • Nếu người bệnh đang dùng cả loại thuốc nhỏ mắt khác, cần nhỏ các thuốc cách nhau ít nhất là 5 phút, và nếu là dạng thuốc mỡ thì sẽ dùng tra mắt vào sau cùng
  • Rửa tay và mắt sạch, sau đó lau khô trước mỗi lần nhỏ thuốc Tobrafar 5ml.

Thuốc Tobrafar áp dụng dùng như sau:

  • Người bệnh ngửa đầu ra sau một chút và kéo mí mắt dưới xuống để tạo một túi nhỏ. Giữ ống thuốc nhỏ giọt phía trên mắt với đầu xuống. Nhìn lên trên, và nhỏ thuốc vào mắt.
  • Nhắm mắt trong 2 đến 3 phút với đầu cúi xuống, không nên chớp mắt, hoặc nheo mắt. Nhẹ nhàng ấn ngón tay vào góc trong của mắt trong khoảng 1 phút, để giữ cho chất lỏng thuốc chảy vào ống dẫn nước mắt.

2.2. Liều dùng của thuốc Tobrafar

  • Nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa: Dùng thuốc Tobrafar nhỏ mắt, thường được nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 4 giờ.
  • Bị nhiễm trùng nặng: Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể cần dùng 1 - 2 giọt mỗi giờ, trong thời gian ngắn, trước khi giảm số lượng giọt và liều lượng mỗi ngày.
  • Trẻ em hơn 1 tuổi: Dùng liều như liều của người lớn.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Tobrafar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể còn tùy thuộc vào thể trạng, và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Xử lý khi quên liều:

Người bệnh nếu lỡ bỏ quên liều thuốc Tobrafar, cần bổ sung liều ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian đã rất gần với liều dùng tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không được dùng liều gấp đôi liều thuốc Tobrafar để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Xử trí khi quá liều:

Triệu chứng khi quá liều thuốc Tobrafar: Tăng chảy nước mắt, ngứa mắt, đỏ hoặc là sưng mắt hay đau rát phần trước rõ ràng của mắt.

Xử lý: Quá liều thuốc Tobrafar nhỏ mắt được cho là không nguy hiểm. Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc quá liều có các biểu hiện cần phải cấp cứu, gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115, hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất. Để được chẩn đoán kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Tobrafar

  • Cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bị dị ứng, các thuốc đang dùng hay bất kỳ tình trạng bệnh lý nào người bệnh đang gặp phải, các thuốc đang sử dụng.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc thuộc nhóm aminoglycosid, (bao gồm cả tobramycin) thường có liên quan đến liều lượng, cho nên người bệnh cần phải thận trọng dùng đúng liều,
  • Phải hết sức thận trọng dùng thuốc ở những người cao tuổi, vì nguy cơ nhiễm độc cho tai và thận thường hay xảy ra ở những đối tượng này.
  • Aminoglycoside như thuốc Tobrafar cần được dùng thận trọng ở những người bệnh bị rối loạn cơ, chẳng hạn như người bệnh mắc bệnh nhược cơ, hoặc bệnh Parkinson.
  • Trẻ sơ sinh chỉ được dùng thuốc Tobrafar khi mắc bệnh nặng.

Lưu ý đến khả năng lái xe, và vận hành máy móc

Thông báo cho người bệnh biết rằng thuốc Tobrafar này có thể sẽ gây mờ mắt trong một thời gian ngắn, vì thế người lái xe cần hết sức lưu ý.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Không có dữ liệu đầy đủ về việc dùng thuốc Tobrafar ở phụ nữ đang mang thai về nguy cơ liên quan đến thuốc. Nồng độ trong máu trị liệu ở người mẹ không có tương đương đến sự an toàn cho thai nhi. Vì thế, chỉ nên dùng thuốc Tobrafar khi thật cần.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Đối với phụ nữ cho đang con bú khi dùng thuốc Tobrafar có tiết vào sữa mẹ, cho nên khuyến cáo, không nên dùng khi đang cho con bú, hoặc tốt nhất là người bệnh không nên cho con bú khi đang dùng thuốc. Mặc dù, ít có các nguy cơ gây hại cho trẻ khi bú mẹ, nhưng để đảm bảo an toàn cho bé, không nên cho con bú khi me đang dùng thuốc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tobrafar

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tobrafar thường phụ thuộc theo liều, quan trọng nhất là độc tính ở thận, và ở cơ quan thính giác. Người có chức năng thận bị suy yếu có nguy cơ cao cần phải giảm liều dùng tương ứng với chức năng thận.

4.1 Thường gặp, ADR hơn 1/100

  • Toàn thân: Ðau
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Tuần hoàn: bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối.
  • Gan: Transaminase tăng.
  • Tiết niệu và sinh dục: Chức năng thận có thể xấu đi với những người bệnh đã có chức năng thận bị suy giảm trước khi bắt đầu dùng thuốc để điều trị.
  • Tai: tiền đình, và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận đang bị suy giảm.

4.2 Ít gặp, 1 trên 1000 < ADR < 1 trên 100

  • Toàn thân: bị đau đầu.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, và nôn.
  • Gan: Phosphatase kiềm, và lactat dehydrogenase tăng.
  • Tiết niệu - sinh dục: Suy giảm chức năng ở thận của người bệnh trước đó có chức năng bình thường.
  • Tai: Ðộc tính với tiền đình, và ốc tai ở những người bệnh có thận bình thường.

4.3 Hiếm gặp, ADR dưới 1/1000

  • Toàn thân: Sốt, hoặc ngủ lịm.
  • Máu: Ca, Mg, Na, và K huyết giảm, bị thiếu máu; bị giảm bạch cầu hạt, và giảm tiểu cầu
  • Thần kinh trung ương: Bị lú lẫn.
  • Tiêu hóa: bị ỉa chảy. Phản ứng bị độc hại trên cơ quan thính giác, có thể vẫn sẽ phát triển sau khi đã ngừng dùng thuốc Tobrafar.

5. Cách bảo quản thuốc Tobrafar

  • Bảo quản ở trong lọ kín, để ở bao bì gốc, với nhiệt độ phòng không quá 25 độ C. Tránh để nơi đông lạnh. Đóng chặt nắp khi không dùng đến.
  • Để xa tầm với của trẻ nhỏ và những vật nuôi trong gia đình.
  • Trước khi dùng thuốc Tobrafar nên xem kỹ hạn dùng của thuốc. Tuyệt đối không được dùng thuốc Tobrafar đã hết hạn sử dụng được in trên bao bì.
  • Thuốc sau khi mở nắp, không nên dùng quá 15 ngày.

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tobrafar người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn để quá trình dùng thuốc được an toàn và hiệu quả nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

781 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan