Công dụng thuốc Vitabactam

Thuốc vitabactam là sự kết hợp của hai loại thuốc gồm Cefoperazone và Sulbactam. Trong đó, thành phần cefoperazone là một loại thuốc kháng sinh, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của lớp phủ bảo vệ vi khuẩn vốn cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn. Đồng thời, sulbactam là một đại diện trong các chất ức chế beta-lactamase, hiệp đồng làm giảm sức đề kháng nên sẽ giúp tăng cường hoạt động của Cefoperazon chống lại vi khuẩn. Nhờ đó, vitabactam công dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng mức độ từ trung bình đến nặng tại nhiều hệ cơ quan.

1. Giới thiệu về thuốc Vitabactam

Thuốc Vitabactam là sự kết hợp của 2 loại kháng sinh, đó là: Cefoperazone (thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin) và Sulbactam (một chất ức chế beta-lactamase). Cơ chế của Cefoperazone hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành lớp bao phủ tế bào vi khuẩn, cần thiết cho sự tồn tại của chúng và qua đó là tiêu diệt vi khuẩn. Mặt khác, Sulbactam hoạt động bằng cách giảm sức đề kháng của vi khuẩn và tăng cường hoạt động của Cefoperazon chống lại vi khuẩn. Kết quả là thuốc Vitabactam được sử dụng nhằm giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Như vậy, Vitabactam thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau như nhiễm trùng đường hô hấp (phổi), nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não (viêm não và tủy sống), bệnh lậu (bệnh lây truyền qua đường tình dục), nhiễm trùng da, ổ bụng, xương và khớp.

Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra là do sự nhân lên của các chủng vi khuẩn có hại bên trong hoặc trên cơ thể. Các vi khuẩn truyền nhiễm hoặc có hại có thể gây bệnh và sinh sôi nhanh chóng trong cơ thể, làm tổn thương cơ quan về cấu trúc lẫn chức năng. Những vi khuẩn có hại này tạo ra các hóa chất được gọi là độc tố, có thể làm hỏng mô và khiến cơ thể suy kiệt. Lúc này, Vitabactam công dụng không nhằm đến các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra, kể cả cảm lạnh và cúm.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vitabactam

  • Trước khi bắt đầu dùng thuốc Vitabactam, vui lòng thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền căn từng bị dị ứng (đặc biệt là với bất kỳ loại kháng sinh nào), vấn đề về thận hoặc gan.
  • Không tự ý dùng thuốc Vitabactam khi không có chỉ định của bác sĩ. Vì việc tự dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, trong đó thuốc kháng sinh không hoạt động chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cụ thể.
  • Luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi dùng thuốc Vitabactam nếu bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai. Tránh dùng thuốc Vitabactam nếu đang cho con bú vì thuốc có thể đi vào sữa mẹ.
  • Tránh uống rượu trong khi đang điều trị với thuốc Vitabactam để ngăn ngừa các tác dụng phụ khó chịu.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Vitabactam

Ở người lớn, liều tối đa của thuốc Vitabactam hàng ngày không được vượt quá 12g. Liều lượng và đường dùng được cân nhắc dựa theo tính nhạy cảm của các sinh vật gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tình trạng của bệnh nhân.

Cách dùng thuốc Vitabactam trong từng chỉ định như sau:

  • Dự phòng trước phẫu thuật: 1g tiêm tĩnh mạch trong 30-90 phút trước khi phẫu thuật.
  • Mổ lấy thai: Dùng liều đầu tiên là 1g tiêm tĩnh mạch ngay sau khi dây rốn được kẹp lại. Dùng liều thứ 2 và thứ 3 là 1g dưới dạng tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 giờ và 12 giờ sau liều đầu tiên.
  • Bệnh lậu: Nhiễm cầu khuẩn lan tỏa: 500mg tiêm tĩnh mạch 4 lần/ ngày trong ít nhất 7 ngày.
  • Bệnh nhãn cầu do lậu cầu: 500mg tiêm tĩnh mạch 4 lần/ ngày đối với N. gonorrhoeae sản xuất penicilinase (PPNG).
  • Ở bệnh nhi, không cần thiết phải phân biệt giữa trẻ sinh non với trẻ bình thường và liều lượng sẽ được tính toán dựa trên cân nặng của trẻ.
  • Ở bệnh nhân suy thận, việc xác định liều lượng sẽ tùy theo mức độ suy thận, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tính nhạy cảm của sinh vật gây bệnh. Ở những bệnh nhân có độ lọc cầu thận còn dưới 20mL/ phút/ 1,73 m2, cần giảm liều dùng thuốc Vitabactam lên đến 1⁄2 liều lượng.

Khi sử dụng thuốc Vitabactam, chỉ dùng các dung dịch mới pha. Màu trắng cho đến vàng nhạt của dung dịch thuốc Vitabactam sau khi pha không cho thấy có liên quan đến chất lượng thuốc hay sự suy giảm hiệu lực của kháng sinh.

Thời gian điều trị với thuốc Vitabactam phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân. Nên tiếp tục dùng thuốc Vitabactam ít nhất 3 ngày sau khi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Tốt nhất là tiêm thuốc Vitabactam bằng đường tiêm tĩnh mạch. Liều 250mg được hòa tan trong ít nhất 2mL nước để tiêm. Các liều 500mg và 1g được hòa tan trong ít nhất 4 mL nước để tiêm và sau đó được tiêm trực tiếp trong khoảng thời gian 3-5 phút vào tĩnh mạch hoặc vào phần xa của ống truyền có kẹp. Đối với tiêm tĩnh mạch ngắt quãng, có thể tiêm dung dịch chứa 1 hoặc 2 g trong 10mL nước vô trùng để tiêm trong khoảng thời gian 3-5 phút.

4. Các tác dụng phụ của thuốc Vitabactam

Khi sử dụng thuốc Vitabactam, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ được ghi nhận sau đây:

  • Tiêu phân lỏng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đau đầu;
  • Sốt, ớn lạnh;
  • Phản ứng dị ứng;
  • Đau và nhức nơi tiêm;
  • Phát ban với đỏ da (phát ban dát sẩn);
  • Da đỏ nhạt và sưng tấy (mày đay);
  • Số lượng tế bào máu bất thường.

Chính vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ, bác sĩ cần thận trọng đặc biệt trước khi dùng thuốc Vitabactam nếu người bệnh bị quá mẫn với Penicillin, viêm đại tràng, suy thận và các bệnh đường tiêu hóa khác. Ngoài ra, việc giảm liều cũng có thể cần thiết nếu người bệnh đã bị rối loạn chức năng gan, nghiện rượu, tình trạng kém hấp thu hoặc dinh dưỡng kém. Nếu đang áp dụng chế độ tăng sắc tố kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị thiếu vitamin K cao khi dùng thuốc Vitabactam.

Tóm lại, thuốc Vitabactam dùng qua đường tiêm thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ ba. Vitabactam công dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Pseudomonas đề kháng với nhóm thuốc kháng sinh này. Cơ chế của thuốc Vitabactam là hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn phát triển, cuối cùng sẽ giết chết vi khuẩn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe y tế, tuổi tác, trọng lượng cơ thể và cách phản ứng với thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cụ thể để đạt hiệu quả kiểm soát nhiễm trùng tối ưu, hạn chế nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

208 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lincostad 500
    Công dụng thuốc Lincostad 500

    Thuốc Lincostad 500 là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, nhiễm khuẩn ở âm đạo, viêm màng trong tử cung. Vậy cách ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hwadox Inj
    Công dụng thuốc Hwadox Inj

    Hwadox Inj có thành phần chính Cefepim (dưới dạng Cefepime Hydrochloride), là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn các Cephalosporin thế hệ thứ 3. Cùng tìm hiểu thuốc Hwadox công dụng gì ...

    Đọc thêm
  • intolacin
    Công dụng thuốc Intolacin

    Thuốc Intolacin là kháng sinh dùng bằng đường tiêm được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này gây ra. Cùng tìm hiểu về công dụng và lưu ý khi dùng thuốc thông ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • dalipim
    Công dụng thuốc Dalipim

    Dalipim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thường được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa - tiết niệu,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm