Công dụng thuốc Zinacef

Thuốc Zinacef là nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, nấm. Zinacef được sử dụng như thế nào và Zinacef có công dụng cụ thể cho trường hợp bệnh nào? Quý vị cùng theo dõi nội dung sau đây để biết cách sử dụng hiệu quả thuốc Zinacef.

1. Thuốc Zinacef là gì?

Zinacef là thuốc dạng bột pha tiêm bắp có thành phần là Cefuroxime sodique tính theo céfuroxime (Na) 750 mg (38,62 mg); 1,5 g (77,25 mg). Đây là một loại kháng sinh có khả năng tác động diệt khuẩn đề kháng với hầu như tất cả các β-lactamase và có hoạt tính chống lại nhiều vi khuẩn gram dương và âm.

2. Chỉ định và chống chỉ định của Zinacef

Trong các trường hợp bệnh sau, người bệnh thường được chỉ định Zinacef để điều trị hiệu quả:

  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn, giãn phế quản bội nhiễm, viêm phổi do vi trùng, Abcès phổi, nhiễm trùng phổi hậu phẫu.
  • Bệnh nhiễm trùng tai mũi họng: Viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu như viêm thận, bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang cũng như nhiễm trùng niệu không có triệu chứng biểu hiện.
  • Bệnh nhiễm trùng mô mềm như viêm tế bào, viêm quầng, viêm phúc mạc hay nhiễm trùng vết thương.
  • Bệnh nhiễm trùng xương và khớp biểu hiện là viêm cơ xương và viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng nhiễm trùng sản phụ khoa, điển hình là các bệnh viêm vùng chậu.
  • Bệnh lậu, sau khi điều trị pénicilline không thích hợp.
  • Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não.

Bên cạnh đó Zinacef có thể được dùng để dự phòng nhiễm trùng trong phẫu thuật ở các vị trí như bụng, vùng chậu, chỉnh hình, tim, phổi, thực quản và mạch máu khi có nguy cơ tăng nhiễm trùng hậu phẫu.

Thuốc Zinacef chống chỉ định ở người quá mẫn với thành phần của thuốc.

3. Liều dùng Zinacef

  • Đối với người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm trùng do lậu cầu, viêm phổi và không có biến chứng dùng liều tiêm 750 mg mỗi 8 giờ.
  • Đối với người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc phức tạp, nhiễm trùng xương và khớp tiêm Zinacef liều 1,5 g mỗi 8 giờ.
  • Người lớn bị nhiễm trùng đe dọa tính mạng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn ít nhạy cảm dùng tiêm liều 1,5 g mỗi 6 giờ.
  • Người lớn bị viêm màng não do vi khuẩn sẽ được tiêm liều lượng không vượt quá 3 g mỗi 8 giờ.
  • Người lớn bị nhiễm lậu cầu không biến chứng sẽ được tiêm liều Zinacef duy nhất 1,5 g vào bắp tại 2 vị trí khác nhau và uống kèm 1 g probenecid.
  • Người lớn chuẩn bị phẫu thuật được tiêm Zinacef tĩnh mạch 1 liều thuốc 1,5 g trước phẫu thuật khoảng 30 phút đến 1 giờ. Sau đó, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 750 mg mỗi 8 giờ khi phẫu thuật kéo dài.
  • Người lớn dự phòng trong phẫu thuật tim mở sẽ được tiêm tĩnh mạch 1 liều thuốc 1,5 g vào thời điểm cảm ứng gây mê và mỗi 12 giờ sau đó. Tổng liều 6 g. Người bệnh có chức năng thận bị suy yếu sẽ được giảm 1 liều Zinacef.
  • Với trẻ em trên 3 tháng tuổi, dùng Zinacef với liều tiêm từ 50 đến 100 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau mỗi 6-8 giờ và đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng sử dụng liều cao hơn 100 mg/kg/ngày nhưng không được vượt quá liều tối đa của người lớn
  • Trẻ bị nhiễm trùng xương và khớp được tiêm liều 150 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau mỗi 8 giờ cũng không vượt quá liều tối đa ở người lớn.
  • Trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn sẽ sử dụng liều thuốc Zinacef cao hơn, tiêm tĩnh mạch 200-240 mg/kg/ngày chia thành các lần với liều bằng nhau mỗi 6-8 giờ.
  • Trường hợp trẻ em bị suy thận, tần suất dùng thuốc Zinacef nên được điều chỉnh lại phù hợp với các khuyến cáo dành cho người lớn.

4. Cách dùng thuốc Zinacef

Người bệnh có thể được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc Zinacef. Cụ thể sử dụng thuốc trong từng đường tiêm như sau:

  • Tiêm bắp: pha 750mg Zinacef vào 3ml nước cất pha tiêm, lắc nhẹ tan đều cho ra huyền dịch trắng đục để tiêm
  • Tiêm tĩnh mạch: thuốc Zinacef được hòa tan ít nhất 750mg trong 6ml nước cất pha tiêm. Tương tự cũng lắc đều cho ra dung dịch màu vàng nhạt. Với truyền tĩnh mạch ngắn có thể hòa tan 1,5g trong 50ml nước cất pha tiêm. Các dung dịch thuốc được truyền thẳng vào tĩnh mạch người bệnh hoặc qua ống của bộ dây truyền.

Thuốc Zinacef không nên được trộn lẫn với các kháng sinh aminoglycoside trong bơm tiêm.

5. Tác dụng phụ của Zinacef

Các tác dụng phụ của thuốc Zinacef trong quá trình sử dụng hầu như ít và không đáng kể, có tính chất thoáng qua và nhẹ. Điển hình có thể nói đến là sưng đau, đỏ tại vùng tiêm. Tuy nhiên người bệnh cũng không được chủ quan khi thấy các phản ứng phụ nặng như phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, phân có màu đen, giảm tiểu tiện, sốt, ớn lạnh...

Người bệnh hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời, hạn chế tối đa nguy hiểm.

6. Chú ý gì khi sử dụng Zinacef

Để an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc Zinacef, người bệnh cần trung thực với bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trung thực với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng
  • Người bệnh có dị ứng với thành phần của thuốc, kháng sinh nhóm cephalosporin, kháng sinh nhóm penicillin hoặc bất kỳ thuốc nào khác
  • Người bệnh có tiền sử bệnh thận, gan, dạ dày, đường ruột

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thuốc Zinacef để người bệnh và bác sĩ có hiểu biết tổng quan về thuốc. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về thuốc này để sử dụng an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

492 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gramotax
    Công dụng thuốc Gramotax

    Gramotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Ambacitam
    Công dụng thuốc Ambacitam

    Ambacitam là thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bác sĩ chỉ định trong điều trị một số bệnh lý. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về thuốc như liều ...

    Đọc thêm
  • Kukjetrona
    Công dụng thuốc Kukjetrona

    Kukjetrona là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và đường máu. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • Vaklonal
    Công dụng thuốc Vaklonal

    Thuốc Vaklonal có thành phần Vancomycin hydrochloride được sử dụng trong điều trị viêm tủy xương, viêm phổi, nhiễm trùng da & huyết, viêm khớp, viêm màng não,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng dòng ...

    Đọc thêm
  • Dexaperazon
    Công dụng thuốc Dexaperazon

    Dexaperazon là thuốc kháng sinh, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc bào chế dưới dạng bột pha tiêm và được kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, dưới sự thực hiện bởi nhân viên y tế. ...

    Đọc thêm