Gabantin 300 là thuốc gì?

Gabantin là thuốc dùng điều trị đau thần kinh ở người lớn, đơn trị liệu hoặc hỗ trợ động kinh cục bộ có hay không cơn co giật toàn thể thứ phát ở bệnh nhân trên 12 tuổi. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

1. Gabantin 300 là thuốc gì?

Gabantin 300 thuộc nhóm thuốc chống động kinh, thành phần chính Gabapentin. Thuốc Gabantin 300 được bào chế dưới dạng viên nang.

Chỉ định của thuốc Gabantin 300:

Chống chỉ định của thuốc Gabantin 300:

  • Mẫn cảm hay dị ứng với Gabapentin, bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi.

2. Cách dùng thuốc Gabatin 300

2.1. Cách dùng thuốc Gabatin 300

Thuốc Gabantin 300 được dùng theo đường uống, thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn. Giảm liều, ngừng hoặc thay thế Gabantin bằng thuốc điều trị động kinh khác nên được thực hiện từ từ ít nhất 1 tuần và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.2. Liều dùng thuốc Gabatin 300

Điều trị đau thần kinh (chỉ sử dụng cho người lớn):

  • Ngày đầu: Liều 300 mg x 1 lần/ngày;
  • Ngày 2: Liều 300 mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Ngày 3: Liều 300 mg/lần x 3 lần/ngày.

Hoặc có thể sử dụng ngày đầu: 300 mg/lần x 3 lần. Sau đó có thể tăng thêm từng liều 300mg (chia đều cho 3 lần dùng trong ngày). Cách 2-3 ngày tăng liều 1 lần dựa trên đáp ứng của người bệnh cho đến khi đạt được liều điều trị hiệu quả, liều tối đa dùng trong một ngày là 3600 mg.

Điều trị động kinh:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
    • Ngày đầu: Liều 300 mg x 1 lần/ngày.
    • Ngày 2: Liều 300 mg/lần x 2 lần/ngày.
    • Ngày 4: Liều 300 mg/lần x 3 lần/ngày.

Hoặc có thể sử dụng ngày đầu: 300 mg/lần x 3 lần. Sau đó có thể tăng thêm từng liều 300mg (chia đều cho 3 lần dùng trong ngày). Cách 2-3 ngày tăng liều 1 lần dựa trên đáp ứng của người bệnh cho đến khi đạt được liều điều trị hiệu quả.

Liều tối đa khi dùng thuốc Gabantin để điều trị động kinh là 4800mg/ngày, thông thường dùng liều từ 900-3600mg/ngày. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc không nên vượt quá tối đa là 12 giờ.

Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, đang thẩm phân máu cần phải điều chỉnh liều theo mức lọc cầu thận. Bệnh nhân suy thận không được dùng thuốc trong những ngày không thẩm phân máu. Bệnh nhân dưới 12 tuổi kèm theo suy thận không được dùng thuốc do chưa có nghiên cứu đầy đủ.

  • Trẻ em 6 - 12 tuổi:
    • Ngày đầu: Liều 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 1 lần/ngày.
    • Ngày 2: Liều 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 2 lần/ngày.
    • Ngày 3: Liều 10 mg/kg (tối đa 300 mg) x 3 lần/ngày.

Liều thông thường: 25 - 35 mg/kg/ngày, chia 3 lần/ngày. Liều duy trì: trẻ 26-36kg: 900mg/ngày; trẻ từ 37-50kg: 1200mg/ngày, tổng liều này được chia uống 3 lần trong ngày. Liều tối đa: 70 mg/kg/ngày, chia thành 3 lần/ngày.

  • Trẻ em 2 - dưới 6 tuổi:
    • Ngày đầu: Liều 10 mg/kg x 1 lần/ngày.
    • Ngày 2: Liều 10 mg/kg x 2 lần/ngày.
    • Ngày 3: Liều 10 mg/kg x 3 lần/ngày.

Liều tăng dần tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, liều thông thường 30 - 70 mg/kg/ngày, chia 3 lần.

Một số trẻ không dung nạp được thuốc nếu tăng thêm hàng ngày, có thể kéo dài khoảng thời gian tăng liều (tính bằng hàng tuần) sẽ thích hợp hơn.

2.3. Quá liều và xử trí

Triệu chứng quá liều thuốc Gabantin bao gồm: Hôn mê, song thị, nói lắp và tiêu chảy.

Hầu hết các triệu chứng đều hồi phục sau khi sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Thuốc có thể đào thải khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu, phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng hoặc bệnh nhân suy thận nặng.

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Gabantin 300

Khi sử dụng thuốc Gabantin 300, cần thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Gabantin 300 ở bệnh nhân đang hoặc bắt đầu điều trị bằng thuốc chống co giật. Cần theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện trầm cảm hoặc làm bệnh nặng lên, xuất hiện ý nghĩ tự sát, thay đổi tính tình. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị, không được tự ý thay đổi thuốc.
  • Nếu ngưng dùng Gabapentin hoặc thay thế bằng một thuốc chống động kinh khác, việc này nên được thực hiện từ từ ít nhất là 1 tuần.
  • Bệnh nhân suy gan, thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng gan từ mức độ trung bình đến nặng. Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người có tiền sử bệnh lý gan, uống nhiều rượu.
  • Không được ngừng thuốc Gabantin đột ngột vì có khả năng làm tăng cơn co giật. Ngừng sử dụng hoặc thêm thuốc vào liệu pháp điều trị hiện tại, cần phải thực hiện từ từ trong ít nhất 1 tuần.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Gabatin ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn tâm thần.
  • Chú ý điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân suy thận, thẩm phân máu.
  • Do thuốc Gabantin có thể gây ra tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ và các triệu chứng liên quan khác, đặc biệt khi bắt đầu sử dụng và tăng liều thuốc. Cần thận trọng đối với người lái xe, vận hành máy móc hay làm bất cứ việc gì cần sự tỉnh táo.
  • Hoạt chất chính của thuốc là Gabapentin có thể gây dương tính giả kết quả xét nghiệm protein niệu.
  • Bệnh nhân đang dùng đồng thời với Morphin, có thể làm tăng nồng độ Gabapentin trong máu. Theo dõi dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương để điều chỉnh liều điều trị phù hợp.
  • Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu cho thấy Gabapentin gây quái thai ở động vật gặm nhấm. Dùng thuốc ở phụ nữ mang thai chỉ khi thật sự cần thiết, cân nhắc đầy đủ giữa nguy cơ và lợi ích mang lại cho thai nhi.
  • Thuốc Gabantin bài tiết qua sữa mẹ. Trẻ bú mẹ có thể bị hấp thu thuốc ở liều tối đa 1mg/kg/ngày. Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú khi cần thiết và cân nhắc kỹ lợi ích cao hơn nguy cơ.

4. Tác dụng không mong muốn của Gabantin 300Mg

Thuốc Gabantin thường dung nạp tốt. Các tác dụng phụ không mong muốn mức độ nhẹ và trung bình có khuynh hướng giảm dần trong vòng 2 tuần khi tiếp tục điều trị. Tác dụng phụ hay gặp nhất ở hệ thần kinh và thường là nguyên nhân gây ngừng thuốc.

  • Thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, giảm trí nhớ, mất phối hợp vận động, rung giật nhãn cầu. Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi có thể gặp lo âu và thay đổi cách ứng xử (thái độ chống đối, quá kích động, quấy khóc, cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm...).
  • Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, khô miệng.
  • Tim mạch: Phù ngoại biên, giãn mạch. Hạ huyết áp, đau thắt ngực, hồi hộp, rối loạn mạch ngoại vi.
  • Hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Ít gặp hơn như ho, khàn tiếng, phù phổi.
  • Mắt: Song thị, viêm kết mạc, giảm thị lực. Có thể gặp ngứa mắt, chảy nước mắt, viêm mống mắt, bệnh võng mạc.
  • Cơ xương: Đau cơ, giật cơ, gãy xương, run rẩy.
  • Máu: Giảm bạch cầu.
  • Một số tác dụng phụ khác: Tăng cân, bất lực, gan to.

5. Tương tác thuốc

Các thuốc chống động kinh khác như Carbamazepin, Diazepam, Phenytoin, Acid Valproic, Phenobarbital khi dùng đồng thời thuốc Gabantin không làm thay đổi dược động học của các thuốc trên.

Thuốc kháng acid chứa nhôm và magie ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc, làm giảm sinh khả dụng của thuốc Gabantin khoảng 20%. Nên uống thuốc sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.

Morphin dùng đồng thời với thuốc Gabantin có thể làm giảm độ thanh thải của thuốc. Theo dõi triệu chứng ức chế thần kinh trung ương và điều chỉnh liều. Cimetidin làm giảm độ thanh thải qua thận của Gabapentin.

Gabantin 300 thuộc nhóm thuốc chống động kinh. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan