Kháng đa thuốc ở vi khuẩn: Những điều cần biết

Hiện nay, vi khuẩn đa kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị, đây là vấn đề nhức nhối của cả cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ vi khuẩn đa kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Vậy kháng đa thuốc ở vi khuẩn là gì?

1. Vi khuẩn đa kháng thuốc là gì?

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, do đó được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, vi khuẩn đã và đang tìm mọi cách chống lại kháng sinh để tồn tại và phát triển.

Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là vi khuẩn làm cho kháng sinh mất khả năng kiểm soát hoặc tiêu diệt. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể tồn tại và thậm chí nhân lên ngay cả khi có kháng sinh. Hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể trở nên đề kháng với ít nhất một số loại kháng sinh.

Theo đó, vi khuẩn kháng kháng sinh từ hai nhóm kháng sinh trở lên được gọi là vi khuẩn đa kháng kháng sinh (MRO), còn vi khuẩn đề kháng với tất cả các kháng sinh gọi là vi khuẩn toàn kháng.

XEM THÊM: Nên dừng thuốc kháng sinh khi nào?

kháng kháng sinh
Vi khuẩn đa kháng thuốc làm giảm đi tác dụng của thuốc

2. Vi khuẩn đa kháng kháng sinh nguy hiểm như thế nào?

Những vi khuẩn đa kháng thuốc đang gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong bệnh viện, nhất là những bệnh viện tuyến trung ương. Một số vi khuẩn đa kháng thuốc điển hình như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) kháng methicillin hay trực khuẩn đa kháng Escherichia coli (E. coli).

Staphylococcus aureus (S.aureus) hay còn được gọi là “tụ cầu vàng” thường đường tìm thấy trong cộng đồng và các cơ sở y tế. Bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng thường có rất nhiều triệu chứng, từ biểu hiện nhẹ ngoài da đến toàn thân như nhiễm khuẩn huyết. Theo đó, người nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) cũng có biểu hiện giống như trên và thường được phát hiện tại các bệnh viện, đồng thời có thể lây nhiễm rất nhanh tại các bệnh nhân khác do khả năng miễn dịch của họ đã bị yếu đi rất nhiều so với người bình thường.

Bên cạnh đó, việc điều trị tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) cũng khó khăn hơn rất nhiều so với lúc vi khuẩn này chưa kháng kháng sinh. Các bác sĩ thường sử dụng những kháng sinh rất mạnh và phổ rộng để điều trị, tuy nhiên có rất nhiều tác dụng phụ xảy ra trong trường hợp này.

E.coli là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết cùng với một số loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh khác. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy E.coli là nguyên nhân của 36,8% các ca bệnh nhiễm trùng máu và 12,7% trong số đó đã kháng ceftriaxone và ciprofloxacin, đây một tỉ lệ rất cao khi biết rằng hai dòng kháng sinh này được sử dụng rất nhiều trong các ca bệnh nhiễm trùng nặng.

Nhiễm trùng huyết là một trong những biểu hiện của nhiễm khuẩn sơ sinh
Nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng nguy hiểm của vi khuẩn đa kháng kháng sinh

3. Nguyên nhân nào dẫn đến vi khuẩn đa kháng kháng sinh?

Một số vi khuẩn vốn có khả năng đề kháng với một số loại kháng sinh gọi là đề kháng tự nhiên. Điển hình như benzyl penicillin có rất ít ảnh hưởng đến hầu hết các sinh vật được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của con người (đường ruột). Một số vi khuẩn đã phát triển khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng sinh từng được sử dụng phổ biến để điều trị chúng gọi là đề kháng thu được. Ví dụ, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng hoặc MRSA) và Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn gây bệnh lậu) hiện nay hầu như luôn đề kháng với benzyl penicillin. Trước đây, những bệnh nhiễm trùng này thường được kiểm soát bằng penicillin.

Nguyên nhân làm gia tăng tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh rất đa dạng, bao gồm:

  • Vi khuẩn tạo enzyme phân hủy, hoặc làm biến đổi cấu trúc phân tử thuốc dẫn tới bất hoạt hoạt động của kháng sinh. Ví dụ như beta-lactamase là enzyme làm phân hủy kháng sinh nhóm beta-lactam.
  • Vi khuẩn thay đổi đích tác dụng của thuốc kháng sinh (còn được gọi là thụ thể gắn thuốc hoặc Receptor) làm cho
  • Làm giảm tính thấm của màng tế bào khiến cho kháng sinh không xâm nhập được tế bào.
  • Tạo bơm tống thuốc để đẩy kháng sinh ra khỏi cơ thể.
  • Thay đổi con đường trao đổi chất khiến kháng sinh mất đi tác dụng.
Vi khuẩn và vi rút, nấm có vai trò duy trì cân bằng nội môi niêm mạc
Các loại vi khuẩn tạo ra enzyme phân hủy dẫn đến tình trạng đa kháng kháng sinh

4. Làm gì để chống lại tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh?

Có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh như sau:

  • Hạn chế tối đa việc kê đơn không cần thiết và kê đơn quá nhiều kháng sinh. Trường hợp thường gặp nhất là bệnh cảm lạnh do virus nhưng vẫn được kê kháng sinh dù không thực sự cần thiết.
  • Uống kháng sinh đủ ngày, đủ liều. Đa phần bệnh nhân khi sử dụng kháng sinh đều dừng khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm. Đây là một sai lầm điển hình và tạo điều kiện cho vi khuẩn trở nên đa kháng thuốc. Vì thế, người bệnh cần uống đúng loại và đủ liều thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi dùng bữa.
  • Không tự ý mua kháng sinh nếu thiếu sự tư vấn của bác sĩ.

Tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh để lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, vì thế, người bệnh không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Trong trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, các bác sĩ tại Vinmec sẽ đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như kháng kháng sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, betterhealth.vic.gov.au, cbhs.com.au

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan