Lipotatin 20mg là thuốc gì?

Thuốc Lipotatin 20mg là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong một số tình trạng bệnh lý nhất định. Vậy thuốc Lipotatin 20mg là thuốc gì, cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Lipotatin 20mg là thuốc gì?

Thuốc Lipotatin 20mg là thuốc hạ mỡ máu, được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Atorvastatin 20mg.

Atorvastatin là thuốc hạ lipid máu tổng hợp, hoạt chất này ức chế cạnh tranh và chọn lọc men khử HMG - CoA, nó ức chế quá trình chuyển 3 - hydroxy - 3 - methylsutaryl - coenzyme A thành mevalonate, đây là một tiền chất của sterol, bao gồm cholesterol.

Atorvastatin có tác dụng làm giảm lipoprotein và cholesterol trong máu bằng cách ức chế men khử HMG - CoA, ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan và làm tăng số lượng những thụ thể LDL trên bề mặt tế bào ở gan để tăng sự lấy đi và thoái biến LDL.

Atorvastatin có tác dụng làm giảm sản xuất LDL và các hạt LDL ở những bệnh nhân bị tăng cholesterol gia đình đồng hợp tử.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Thuốc Lipotatin 20mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – cholesterol, tăng apolipoprotein B, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng triglyceride máu, rối loạn beta - lipoprotein máu
  • Làm tăng HDL – cholesterol ở các bệnh nhân bị tăng cholesterol máu nguyên phát.
  • Tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử.

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Lipotatin 20mg chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh gan đang tiến triển hoặc có tình trạng tăng dai dẳng của transaminase huyết thanh vượt quá 3 lần giới hạn trên mức bình thường mà không giải thích được.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoặc nghi ngờ có thai.
  • Tránh sử dụng thuốc Lipotatin 20mg khi đang dùng tipranavir + ritonavir, telaprevir.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Lipotatin 20mg

Thuốc Lipotatin 20mg được dùng bằng đường uống. Thuốc có thể được uống bất cứ lúc nào trong ngày, không cần chú ý đến bữa ăn.

Liều dùng thuốc Lipotatin 20mg cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều tham khảo như sau:

  • Tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu hỗn hợp sử dụng liều khởi đầu là 10 - 20mg, 1 lần/ngày.
  • Bệnh nhân cần giảm LDL-cholesterol nhiều (trên 45%) có thể bắt đầu dùng thuốc Lipotatin 20mg bằng liều 40mg, 1 lần/ngày.
  • Khoảng liều điều trị của thuốc Lipotatin 20mg là 10 - 80 mg một lần mỗi ngày.
  • Sau khi bắt đầu điều trị và/hoặc sau khi tăng liều thuốc Lipotatin 20mg cần đánh giá các chỉ số lipid máu trong vòng 2 - 4 tuần và để điều chỉnh liều thuốc cho thích hợp.
  • Tăng cholesterol máu có tính chất gia đình đồng hợp tử sử dụng liều 10 - 80mg/ngày và cần phối hợp với những biện pháp hạ lipid khác.
  • Thuốc Lipotatin 20mg có thể được điều trị phối hợp với resin nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Khi dùng chung Lipotatin 20mg với các thuốc darunavir + ritonavir, fosamprenavir, fosamprenavir + ritonavir, saquinavir + ritonavir, liều Lipotatin 20mg không quá 20 mg/ngày.
  • Khi dùng chung với nelfinavir liều thuốc Lipotatin 20mg không quá 40mg/ngày.
  • Dùng chung Lipotatin 20mg với cyclosporin, sử dụng liều tối đa 10mg/ngày.
  • Khi dùng chung Lipotatin 20mg với clarithromycin, liều khởi đầu 10mg/ngày, tối đa 20 mg/ngày.
  • Khi dùng chung Lipotatin 20mg với itraconazole, liều khởi đầu 10mg/ngày, tối đa 40 mg/ngày.

Nếu bạn quên một liều thuốc Lipotatin 20mg, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời điểm như kế hoạch, không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Lipotatin 20mg

Khi sử dụng thuốc Lipotatin 20mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn, bao gồm:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu
  • Đau bụng
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ.
  • Phù thần kinh mạch
  • Chuột rút
  • Viêm cơ
  • Dị cảm
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Viêm gan, chán ăn, nôn.
  • Suy giảm nhận thức (mất trí nhớ, lú lẫn,...)
  • Tăng đường huyết, tăng HbA1c.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Lipotatin 20mg, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc Lipotatin 20mg với các loại thuốc khác

  • Khi sử dụng đồng thời Lipotatin 20mg với Cyclosporin, dẫn xuất fibric acid, erythromycin, kháng nấm nhóm azol hay niacin sẽ làm tăng khả năng gây bệnh cơ.
  • Khi sử dụng Lipotatin 20mg cùng với Antacid khiến cho nồng độ atorvastatin trong huyết tương sẽ giảm khoảng 35%.
  • Khi sử dụng Lipotatin 20mg với Cholestyramine sẽ làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương khoảng 25%, tuy nhiên hiệu quả điều trị lipid máu cao hơn.
  • Khi sử dụng Lipotatin 20mg cùng Digoxin khiến cho nồng độ digoxin huyết tương sẽ tăng lên gần 20%.
  • Sử dụng Lipotatin 20mg cùng Erythromycin làm tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương (40%).
  • Dùng đồng thời Lipotatin 20mg với thuốc viên ngừa thai uống có chứa norethindrone và ethinyl estradiol sẽ làm tăng AUC của norethindrone và ethinyl estradiol gần 20%.
  • Việc dùng chung Lipotatin 20mg với các thuốc ức chế enzym CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương dẫn tới tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ. Khi dùng phối hợp Lipotatin 20mg với amiodarone, không nên dùng quá 20 mg/ngày.
  • Tăng nguy cơ gây tổn thương cơ khi sử dụng đồng thời Lipotatin 20mg với các thuốc sau: Gemfibrozil, niacin liều cao (> 1g/ngày), các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrate khác, colchicine.
  • Việc sử dụng đồng thời Lipotatin 20mg với các thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là biến chứng tiêu cơ vân, thận hư, dẫn tới suy thận và có thể gây tử vong.
  • Tránh sử dụng thuốc Lipotatin 20mg với các thuốc tipranavir + ritonavir, telaprevir.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan