Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau cơ vân

Nhóm thuốc giảm đau giãn cơ vân là 1 trong 2 loại thuốc giãn cơ được sử dụng trên lâm sàng để điều trị tình trạng co cơ. Trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau cơ vân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo hiệu quả và tránh gặp tác dụng phụ. Vậy cần sử dụng các thuốc chống co thắt cơ vân như thế nào và nên lưu ý những gì?

1. Thuốc giảm đau giãn cơ vân là gì?

Nhóm thuốc giảm đau cơ vân hay thuốc chống co thắt cơ vân là tên gọi để chỉ nhiều loại thuốc có tác dụng giúp cơ thư giãn hoặc giảm co thắt cơ. Chỉ định thông thường của nhóm thuốc này là: trường hợp đau cơ cấp tính, giảm khó chịu do những cơn co thắt cơ gây ra. Những cơn co thắt cơ mang tính chất không tự chủ, khiến cơ của người bệnh căng cứng, co thắt quá mức, hay gặp trong bệnh cảnh đau cơ thắt lưng, đau cơ vùng cổ.

Các nhóm thuốc giảm đau giãn cơ vân được sử dụng hiện nay có sự khác nhau về mặt cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng. Tuy nhiên cơ chế của các thuốc này đều là ức chế hệ thần kinh trung ương, gây an thần hoặc ức chế tín hiệu giữa các dây thần kinh và não bộ. Các thuốc chống co thắt cơ vân thường có tác dụng nhanh và kéo dài từ 4 - 6 giờ. Tuy nhiên, tương tự các thuốc tân dược khác, người sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ vân có thể gặp một số tác dụng phụ, bao gồm:

Ngoài ra, khi người bệnh sử dụng kéo dài hay lạm dụng quá mức các thuốc chống co thắt cơ vân có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc và gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như ảo giác, co giật, sốc, suy hô hấp, ngưng tim... Vì vậy thuốc giảm đau cơ vân chỉ được sử dụng ngắn hạn trong thời gian 2-3 tuần.

thuốc giảm đau cơ vân
Người sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ vân có thể gặp một số tác dụng phụ

2. Một số thuốc giảm đau cơ vân theo cơ chế trung ương

Thuốc giảm đau giãn cơ vân tác động lên thần kinh trung ương thông qua việc ức chế có chọn lọc các neuron trung gian kiểm soát trương lực cơ ở não bộ và tủy sống. Từ đó mang lại tác dụng giảm trương lực và giãn cơ vân. Nhóm giãn cơ vân này không ảnh hưởng đến con đường dẫn truyền thần kinh cơ như nhóm giãn cơ cura và không ảnh hưởng đến thể lưới nên không gây tình trạng buồn ngủ.

2.1. Thuốc Tolperisone

Tolperisone là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau giãn cơ vân tác dụng thần kinh trung ương, có những dạng bào chế như dung dịch tiêm 1ml-100mg, viên bao có hàm lượng 50mg và 150 mg.

Thuốc Tolperisone có cơ chế tác động giãn cơ, giảm đau tương đối phức tạp. Với khả năng làm bền vững màng và gây tê cục bộ, Tolperisone sẽ gây ngưng trệ sự dẫn truyền giữa các sợi thần kinh nguyên phát và các neuron vận động, từ đó ức cả phản xạ đơn và đa synap. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cơ vân Tolperisone còn có cơ chế giãn cơ thứ hai thông qua việc ức chế dòng ion Canxi nhập vào synap. Trong thân não, Tolperisone có khả năng ức chế phản xạ giữa thể lưới và tủy sống.

Chỉ định của thuốc Tolperisone

  • Tăng trương lực cơ xương trong các bệnh lý thực thể thần kinh trung ương như tổn thương bó tháp, bệnh tủy sống, viêm não tủy...;
  • Co thắt cơ vân trong hội chứng đau như đau thắt lưng, đau cổ, bệnh tại các khớp lớn;
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương – chỉnh hình;
  • Điều trị các bệnh lý nghẽn mạch như xơ vữa gây tắc động mạch, bệnh mạch máu do đái tháo đường, tắc mạch do viêm và huyết khối, bệnh Raynaud, xơ cứng bì lan tỏa.

Tác dụng phụ hay gặp của thuốc chống co thắt cơ vân Tolperisone

  • Nhược cơ;
  • Đau đầu;
  • Hạ huyết áp;
  • Buồn nôn, nôn ói, đau bụng.

Những tác dụng không mong muốn này thường biến mất khi giảm liều sử dụng. Tình trạng phản ứng quá mẫn của Tolperisone (như ngứa, hồng ban, mề đay, phù thần kinh mạch, sốc phản vệ, khó thở) rất hiếm gặp.

Chống chỉ định thuốc giảm đau cơ vân

  • Người bệnh nhược cơ;
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) hoặc đang cho con bú.

Liều dùng của Tolperisone

  • Đường uống: Liều từ 150-450mg/ngày, chia thành 3 lần và liều dùng sẽ phụ thuộc tình trạng bệnh và khả năng dung nạp của từng người bệnh;
  • Đường tiêm: Sử dụng đường tiêm bắp, liều 100mg/lần, 2 lần/ngày hoặc đơn liều 100mg/ngày, đường tiêm tĩnh mạch chậm.
thuốc giảm đau cơ vân
Thuốc giảm đau giãn cơ vân Mephenesin thông qua tác động lên hệ thần kinh trung ương

2.2. Thuốc Eperisone

Thuốc Eperisone có dạng bào chế viên nén 50mg, liều sử dụng là 3 viên chia làm 3 lần mỗi ngày, uống sau bữa ăn. Eperisone là thuốc giảm đau giãn cơ vân tác động lên hệ thần kinh trung ương, đồng thời còn tác động lên mạch máu nên vừa giãn cơ vân vừa giãn mạch. Eperisone mang lại khả năng ổn định, cải thiện nhanh các triệu chứng liên quan đến tình trạng tăng trương lực cơ. Thuốc giảm đau cơ vân này tác động phần lớn trên tủy sống, ức chế các phản xạ tủy và thư giãn cơ vân nhờ làm giảm sự nhạy cảm các sợi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma.

Chỉ định của Eperisone

  • Điều trị triệu chứng do tăng trương lực cơ trong hội chứng đốt sống cổ và thắt lưng hay viêm quanh khớp vai;
  • Liệt cứng trong bệnh mạch máu não, bệnh tổn thương tuỷ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, di chứng sau phẫu thuật hay sau các chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu).

Tác dụng phụ của thuốc Eperisone

  • Rối loạn chức năng gan, thận;
  • Số lượng hồng cầu hay giá trị hemoglobin bất thường;
  • Phát ban;
  • Một số triệu chứng tâm thần kinh như mất ngủ, đau đầu, buồn ngủ, cảm giác co cứng hay tê cứng, run đầu chi;
  • Các triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng;
  • Các dấu hiệu rối loạn tiết niệu.

2.3. Thuốc Mephenesin

Thuốc giảm đau giãn cơ vân Mephenesin thông qua tác động lên hệ thần kinh trung ương. Được chỉ định trong điều trị hỗ trợ các tình trạng co thắt cơ gây đau trong:

  • Các bệnh lý thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống như vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng;
  • Một số tình trạng co thắt cơ không mong muốn.

Mephenesin có dạng bào chế viên nang 250mg. Liều dùng thông thường là uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên.

3. Một số nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ vân

Đau lưng, xơ cứng cơ là những bệnh lý thường gặp, tác động lớn đến khả năng sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bệnh lý này rất dễ tái phát. Do đó, để giảm tối đa những cơn đau, cảm giác khó chịu và nâng cao hiệu quả sử dụng nhóm thuốc giảm đau cơ vân, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Hạn chế tình trạng làm việc quá sức hay khuân vác nặng;
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích vì chúng sẽ làm giảm tác dụng thuốc và tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ;
  • Khuyến cáo không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc chống co thắt cơ vân;
  • Duy trì tư thế ngồi đúng, không cố định tư thế trong thời gian quá dài;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và thói quen sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng;
  • Lưu ý chống chỉ định của các thuốc nhóm này như người mắc các bệnh lý tim mạch, suy thận, suy gan, dị ứng... Trẻ nhỏ nên hạn chế sử dụng bởi nguy cơ tác động xấu đến khả năng phát triển, hoàn thiện hệ cơ xương;
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định thuốc và phác đồ điều trị của bác sĩ đạt hiệu quả tối đa;

Trong quá trình sử thuốc giảm đau cơ vân, xuất hiện bất cứ tác dụng phụ, hãy ngưng dùng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan