Tác dụng của thuốc Saxenda

Thuốc Saxenda là thuốc kê đơn, được sử dụng để tiêm giảm cân giúp quản lý cân nặng ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Saxenda, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Thuốc Saxenda là thuốc gì?

Thuốc Saxenda là loại thuốc thuộc nhóm thuốc Hocmon, Nội tiết tố. Thuốc Saxenda có thành phần chính Liraglutide 18mg/3ml

Thuốc Saxenda được sản xuất tại Novo Nordisk A.S - ĐAN MẠCH và đăng ký tại Novo Nordisk A.S. Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm, đóng gói dạng hộp chứa 1, 3, 5 bút tiêm bơm sẵn x 3ml.

2. Thuốc Saxenda có tác dụng gì?

Thuốc Saxenda được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Saxenda được chỉ định là một loại chất bổ sung cho chế độ ăn giảm calo và tăng hoạt động thể chất để có thể kiểm soát cân nặng ở những người bệnh trưởng thành có chỉ số khối cơ thể ban đầu (BMI) là: ≥ 30 kg / m2 (béo phì), hoặc là ≥ 27 kg / m2 đến < 30 kg / m2 (thừa cân) khi có ít nhất một loại bệnh đi kèm liên quan đến cân nặng như bị rối loạn đường huyết (bệnh tiền đái tháo đường hay đái tháo đường týp 2), tăng bệnh huyết áp và rối loạn lipid máu, ngừng thở khi ngủ.
  • Nên ngưng việc điều trị bằng Saxenda sau 12 tuần với liều là 3.0 mg trên ngày nếu như người bệnh không giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể ban đầu.

Thuốc Saxenda chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp Người bị mẫn cảm với liraglutide hoặc là với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong danh mục tá dược.

3. Cách sử dụng của thuốc Saxenda

Cách dùng thuốc Saxenda:

  • Thuốc Saxenda chỉ nên dùng tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch hay hoặc tiêm bắp.
  • Saxenda được tiêm một lần vào mỗi ngày có thể vào bất kỳ lúc nào, và không phụ thuộc bữa ăn. Nên tiêm vào vùng bụng, hay bắp đùi hoặc là phần trên cánh tay. Có thể thay đổi vị trí và cả thời gian tiêm mà không cần phải điều chỉnh liều.

Liều dùng của thuốc Saxenda:

  • Liều khởi đầu của Saxenda là 0,6 mg/ lần vào mỗi ngày. Nên tăng liều đến 3,0 mg/ lần vào mỗi ngày với mức tăng mỗi lần là 0,6 mg và cách nhau ít nhất 1 tuần để có thể cải thiện dung nạp vào đường tiêu hóa. Nếu như tăng liều lên mức kế tiếp mà vẫn không dung nạp được trong 2 tuần liên tiếp thì nên cân nhắc ngừng điều trị.
  • Liều hàng ngày thì cao hơn 3,0 mg sẽ không được khuyên dùng.
  • Tăng liều 4 tuần: 0,6 mg trong 1 tuần, 1,2 mg trong 1 tuần tiếp theo, 1,8 mg trong 1 tuần tiếp theo, 2,4 mg trong 1 tuần kế tiếp và liều duy trì là: 3,0 mg.

Chú ý: Liều dùng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của từng người bệnh. Để có liều dùng phù hợp nhất, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Quên liều, quá liều và cách xử trí

Xử lý khi quên liều:

  • Thông thường những thuốc có thể uống trong khoảng là 1 cho đến 2 giờ so với giờ mà quy định trong đơn thuốc. Trừ khi là có những quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thuốc, thì có thể uống thuốc ngay sau một vài tiếng khi phát hiện ra quên. Tuy vậy, nếu như thời gian đã quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần phải tuân thủ đúng hoặc là hỏi ý kiến những bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Xử trí khi quá liều:

  • Quá liều thuốc có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn nhiều. Hiện không có báo cáo về trường hạ đường huyết nặng. Tất cả người bệnh phục hồi mà không có biến chứng. Khi gặp những biến cố quá liều, cần điều trị hỗ trợ thích hợp hơn, tùy theo những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Người bệnh nên được theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của mất nước cũng như là đo glucose máu. Nếu trường hợp khẩn cấp, cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hay hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để điều trị kịp thời.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Saxenda

  • Thuốc Saxenda này chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ.
  • Ở người bệnh bị đái tháo đường, không được sử dụng Liraglutide để thay thế insulin.
  • Hiện còn rất ít kinh nghiệm ở người bệnh suy tim sung huyết độ I-II theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Do vậy, cần lưu ý khi sử dụng Liraglutide. Chưa có kinh nghiệm ở người bệnh suy tim độ III-IV, theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), do vậy Liraglutide không được khuyên dùng cho những người bệnh này.
  • Về độ an toàn và hiệu quả của liraglutide ở trong quản lý cân nặng vẫn chưa được xác định ở người bệnh: Trên 75 tuổi, được điều trị với những thuốc quản lý cân nặng khác, người bệnh béo phì thứ phát sau rối loạn nội tiết hoặc là rối loạn ăn uống hay điều trị dược phẩm có khả năng gây ra tăng cân, bệnh suy thận/ gan nặng.
  • Kinh nghiệm hiên vẫn còn hạn chế với những người bệnh bị viêm ruột và liệt dạ dày liên quan với tiểu đường. Việc sử dụng Liraglutide sẽ không được khuyến nghị cho những người bệnh này, do phản ứng phụ tiêu hóa thoáng qua, bao gồm như nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Bệnh viêm tuyến tụy: Sử dụng những thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 có liên quan với các nguy cơ phát triển viêm tụy cấp tính. Đã có một số báo cáo về biến cố của viêm tụy cấp khi dùng Liraglutide. Nếu như nghi ngờ có viêm tụy, thì nên ngừng Liraglutide, nếu như viêm tụy cấp được khẳng định, thì không được dùng lại Liraglutide. Cần phải thật lưu ý ở người bệnh có tiền sử viêm tụy.
  • Bệnh sỏi mật và viêm túi mật: Trong những thử nghiệm lâm sàng về việc quản lý cân nặng, có những nhận xét là tỷ lệ sỏi mật và bị viêm túi mật ở người bệnh điều trị Liraglutide cao hơn so với những người bệnh dùng giả dược. Thực tế là giảm cân nhiều có thể sẽ làm tăng nguy cơ gây sỏi mật, chính vì vậy tỷ lệ cao hơn của viêm túi mật sẽ được giải thích chỉ liên quan một phần với Liraglutide. Sỏi mật và bệnh viêm túi mật có thể sẽ phải nhập viện, và phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Người bệnh nên được thông báo về những triệu chứng đặc trưng của sỏi mật và viêm túi mật.
  • Bệnh tuyến giáp: Trong những thử nghiệm lâm sàng về bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các tác dụng phụ trên tuyến giáp, bao gồm như tăng calcitonin máu và bướu cổ, hay ung thư tuyến giáp đã được báo cáo, đặc biệt ở người bệnh có bệnh tuyến giáp trước đó. Một vài trường hợp tăng calcitonin máu cũng sẽ được theo dõi trong những thử nghiệm lâm sàng quản lý về cân nặng. Do vậy, nên cần lưu ý khi sử dụng Liraglutide ở người bệnh có bệnh tuyến giáp.
  • Nhịp tim: Sự gia tăng của nhịp tim đã được quan sát khi dùng Liraglutide trong những thử nghiệm lâm sàng. Ý nghĩa lâm sàng của việc tăng nhịp tim khi điều trị Liraglutide vẫn chưa rõ, đặc biệt ở người bệnh có bệnh tim và bệnh mạch máu não, do về kết quả hạn chế trong những thử nghiệm lâm sàng. Nhịp tim cần phải được theo dõi đều đặn và phù hợp với thực hành lâm sàng thông thường. Người bệnh cần phải được thông báo về những triệu chứng của tăng nhịp tim (bệnh đánh trống ngực hoặc là cảm giác tim đập nhanh trong lúc nghỉ ngơi). Đối với người bệnh có tăng nhịp tim liên tục trong lúc nghỉ ngơi có ý nghĩa lâm sàng, phải dừng điều trị Liraglutide.
  • Bị mất nước: Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng bị mất nước, bao gồm cả bệnh suy thận và suy thận cấp, đã được báo cáo ở những người bệnh điều trị những thuốc đồng vận thụ thể GLP-1. Người bệnh điều trị liraglutide nên được tư vấn về các nguy cơ mất nước có thể gặp liên quan đến các tác dụng phụ đường tiêu hóa, và có những biện pháp phòng ngừa để tránh bị mất nước.
  • Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2: Những người bệnh bị đái tháo đường tuýp 2 điều trị liraglutide phối hợp với thuốc sulfonylurea có thể sẽ tăng nguy cơ hạ đường huyết. Có thể sẽ giảm nguy cơ hạ đường huyết bằng cách giảm liều của sulfonylurea. Việc dùng thêm Saxenda cho người bệnh đang điều trị insulin hiện vẫn chưa được đánh giá.
  • Thời kỳ mang thai: Liraglutide không nên được sử dụng ở trong thời gian thai kỳ. Nếu người bệnh muốn có thai hoặc là phát hiện mang thai trong khi đang dùng thuốc thì nên ngừng điều trị Liraglutide.
  • Thời kỳ cho con bú: Vẫn chưa rõ liraglutide có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc vận chuyển Liraglutide và những chất chuyển hóa có liên quan chặt chẽ về các cấu trúc qua sữa là thấp. Nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy rằng có giảm tăng trưởng chuột con sơ sinh bú mẹ có liên quan với điều trị. Do vẫn chưa có kinh nghiệm, không nên dùng Saxenda trong khi cho con bú.

6. Tác dụng phụ của thuốc Saxenda

  • Hạ đường huyết ở người bệnh không bị đái tháo đường týp 2: Những triệu chứng của biến cố hạ đường huyết đã được báo cáo bởi 1,6% người bệnh được điều trị bằng Saxenda và khoảng 1,1% người bệnh được điều trị bằng giả dược.
  • Hạ đường huyết ở người bệnh bị đái tháo đường týp 2
  • Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường týp 2 được điều trị bằng insulin
  • Phản ứng có hại của đường tiêu hóa
  • Bệnh suy thận cấp
  • Các phản ứng dị ứng với những triệu chứng như bị hạ huyết áp, đánh trống ngực và khó thở hay phù
  • Phản ứng tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua, phần lớn thì biến mất trong quá trình điều trị tiếp tục.
  • B nhịp tim nhanh

7. Tương tác thuốc Saxenda

ưởng đến sự hấp thụ của những sản phẩm thuốc uống đồng thời.

  • Warfarin và những dẫn xuất coumarin khác: Hiện không có nghiên cứu tương tác đã được thực hiện. Một số tương tác có liên quan đến lâm sàng với những hoạt chất có độ hòa tan kém hoặc là chỉ số điều trị hẹp như Warfarin có thể sẽ được loại trừ. Khi bắt đầu thì điều trị bằng Liraglutide ở người bệnh dùng Warfarin hoặc những dẫn xuất coumarin khác nên thường xuyên theo dõi tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR).
  • Paracetamol (hay Acetaminophen): Liraglutide sẽ không thay đổi sự tiếp xúc tổng thể của Paracetamol sau một liều duy nhất là 1.000 mg. Paracetamol C max đã giảm đi 31% và trung bình t max bị trì hoãn tới 15 phút. Không cần phải điều chỉnh liều khi sử dụng đồng thời với Paracetamol.
  • Atorvastatin: Liraglutide sẽ không thay đổi sự tiếp xúc tổng thể của Atorvastatin sau khi dùng liều duy nhất là 40 Atorvastatin. Do vậy, không cần điều chỉnh liều Atorvastatin khi mà dùng Liraglutide.
  • Griseofulvin: Liraglutide đã không thay đổi đến sự tiếp xúc tổng thể của Griseofulvin sau khi mà dùng một liều Griseofulvin 500 mg duy nhất. Griseofulvin C max đã tăng 37% trong khi trung bình T max không thay đổi. Điều chỉnh liều của Griseofulvin và những hợp chất khác có độ hòa tan thấp và tính thấm cao là không cần thiết.
  • Digoxin: Với một liều duy nhất của Digoxin 1mg với Liraglutide sẽ dẫn đến giảm 16% Digoxin AUC, C tối đa giảm 31%. Digoxin trung bình T max sẽ bị trì hoãn từ 1 giờ đến 1,5 giờ. Không cần phải điều chỉnh liều Digoxin dựa trên các kết quả này.
  • Lisinopril: một liều duy nhất của Lisinopril 20 mg với Liraglutide dẫn đến bị giảm 15% Lisinopril AUC, C tối đa là giảm 27%. Lisinopril median T max sẽ bị trì hoãn từ 6 giờ đến 8 giờ với Liraglutide. Không cần phải điều chỉnh liều Lisinopril dựa trên các kết quả này.
  • Thuốc tránh thai: Liraglutide hạ thấp ethinylestradiol và cả levonorgestrel C max lần lượt sẽ là 12% và 13%, sau khi được dùng một liều duy nhất một sản phẩm tránh thai đường uống. T max đã bị trì hoãn là 1,5 giờ với Liraglutide cho cả hai hợp chất. Không có những tác dụng liên quan đến lâm sàng đối với việc phơi nhiễm chung của ethinylestradiol hoặc là levonorgestrel. Do vậy, tác dụng tránh thai được dự đoán là sẽ không bị ảnh hưởng khi dùng chung với liraglutide.

8. Cách bảo quản thuốc Saxenda

  • Bảo quản trong tủ lạnh (2°C - 8°C). Không để đông lạnh.
  • Sau khi sử dụng thuốc lần đầu: Cần bảo quản ở dưới 30°. Thuốc nên được loại bỏ 1 tháng sau lần sử dụng đầu tiên.
  • Cần đậy nắp bút tiêm để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Saxenda. Lưu ý, Saxenda là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan