Thuốc Aldactazide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Nhóm thuốc điều trị huyết áp cao và kiểm soát bệnh lý suy tim rất đa dạng. Trong đó có thuốc Aldactazide, đây là dạng thuốc kết hợp 2 loại hoạt chất lợi tiểu khác nhau, cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý tim mạch.

1. Thuốc Aldactazide chữa bệnh gì?

Aldactazide là một thuốc điều trị huyết áp cao kết hợp giữa 2 loại lợi tiểu là Spironolacton và Hydrochlorothiazide.

Bên cạnh điều trị tăng huyết áp, thuốc Aldactazide còn được chỉ định trong bệnh suy tim hoặc tình trạng phù do các bệnh lý khác nhau (ứ dịch trong cơ thể). Kiểm soát huyết áp bằng thuốc Aldactazide giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và các bệnh lý thận.

Hoạt chất bên trong thuốc Aldactazide bao gồm spironolactone và hydrochlorothiazide, 2 loại thuốc lợi tiểu giúp cơ thể thải dịch và muối dư thừa ra ngoài. Bên cạnh đó, Spironolactone được xem là nhóm lợi tiểu kháng aldosteron và tiết kiệm kali, do đó có tác dụng ngăn ngừa và điều trị tình trạng hạ kali máu, giảm phù do đối kháng với hormon tuyến thượng thận aldosterone.

Nếu chưa từng điều trị bằng 2 hoạt chất trên, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng từng loại trước khi chuyển sang dạng phối hợp của thuốc điều trị huyết áp cao Aldactazide với liều lượng thích hợp nhất.

2. Cách sử dụng thuốc Aldactazide

Aldactazide sử dụng qua đường uống, có thể kèm với thức ăn hoặc không, liều dùng thường 1-2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu uống thuốc Aldactazide vào đầu hôm, bệnh nhân có thể bị gián đoạn giấc ngủ để đi tiểu. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ.

Liều lượng thuốc điều trị huyết áp cao và bệnh tim mạch Aldactazide dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị của từng người bệnh. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn, liên tục để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Do đó, để giúp ghi nhớ, người bệnh nên nên uống thuốc cùng thời điểm mỗi ngày và vẫn tiếp tục sử dụng thuốc Aldactazide ngay cả khi cảm thấy khỏe mạnh.

Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc Aldactazide kèm với thuốc kiểm soát cholesterol máu (nhóm nhựa liên kết với axit mật như cholestyramine hoặc colestipol), nên sử dụng 2 thuốc cách nhau ít nhất 4-6 giờ.

Sau khi chụp PET/CT bệnh nhân nên uống nhiều nước để đào thải chất phóng xạ và thuốc cản quang
Aldactazide sử dụng qua đường uống, có thể kèm với thức ăn hoặc không

3. Phản ứng phụ của thuốc Aldactazide

Các tác dụng không mong muốn hay gặp của thuốc Aldactazide như: bệnh nhân bị chóng mặt, buồn ngủ, choáng váng, chán ăn hoặc tiêu lỏng. Nếu các dấu hiệu trên kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Thuốc Aldactazide có thể khiến bệnh nhân mất quá nhiều dịch và các chất điện giải. Do đó, nếu có các dấu hiệu của tình trạng mất nước sau đây cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

  • Khô miệng, cảm giác khát nước dữ dội;
  • Co cứng cơ;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Nôn ói;
  • Tim đập nhanh;
  • Chóng mặt dữ dội, lú lẫn, ngất xỉu;
  • Co giật.

Thuốc điều trị huyết áp cao Aldactazide hiếm khi gây tăng kali máu. Tác dụng không mong muốn này có thể gây rối loạn nhịp tim. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng kali máu bao gồm yếu cơ, nhịp tim chậm hoặc không đều, cảm giác tê hoặc ngứa da.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Aldactazide bao gồm:

  • Đau xương khớp;
  • Đau vú hoặc phì đại tuyến vú ở nam giới (nữ hóa tuyến vú);
  • Dễ xuất hiện các mảng bầm tím hoặc dễ chảy máu;
  • Dấu hiệu bệnh lý thận như thay đổi số lượng nước tiểu;
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu;
  • Đau dạ dày hoặc đau bụng dữ dội;
  • Đau mắt, giảm thị lực.
Aldactazide
Tim đập nhanh là tác dụng phụ của thuốc Aldactazide

4. Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ thuốc Aldactazide

Trước khi sử dụng thuốc Aldactazide, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tiền căn dị ứng với spironolactone hoặc hydrochlorothiazide hoặc các bệnh dị ứng khác.

Một số tiền sử bệnh lý cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao này:

  • Rối loạn nước, điện giải chưa được điều trị (như tăng kali hoặc hạ natri máu);
  • Bệnh lý thận hoặc bệnh gan;
  • Đái tháo đường;
  • Tình trạng mất nước nghiêm trọng;
  • Lupus hệ thống;
  • Bệnh gút;
  • Rối loạn cholesterol, triglyceride;
  • Suy giảm chức năng tuyến thượng thận (bệnh Addison);
  • Ung thư da.

Thuốc Aldactazide có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Hạn chế sử dụng kèm với các sản phẩm có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ như rượu hoặc cần sa. Bệnh nhân chóng mặt không được lái xe hoặc làm việc cần sự tỉnh táo. Đồng thời, để giảm nguy cơ chóng mặt, choáng váng, khi thay đổi tư thế nên từ từ, chậm rãi, nhất là khi ngồi hoặc nằm và muốn đứng dậy.

Tình trạng mất nước (đổ mồ hôi quá nhiều, nôn ói hoặc tiêu lỏng) có thể gây tụt huyết áp và chóng mặt nghiêm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần uống đủ nước để hạn chế mất nước trong cơ thể.

Thuốc Aldactazide khiến da bệnh nhân nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài. Bệnh nhân cần hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài trời. Thông báo với bác sĩ nếu da bệnh nhân bị cháy nắng, đỏ hoặc xuất hiện nốt ruồi hoặc tổn thương da mới.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, thuốc Aldactazide có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết bệnh nhân. Bệnh nhân cần kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn và thông báo kết quả với bác sĩ.

Thuốc điều trị huyết áp cao Aldactazide có thể gây tăng kali máu bệnh nhân. Do đó, khi cần sử dụng thuốc bổ sung kali hoặc sử dụng muối chứa kali, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ điều trị.

Người lớn tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Aldactazide, đặc biệt tăng kali máu, chóng mặt hoặc choáng váng.

Thuốc Aldactazide chỉ sử dụng cho phụ nữ đang mang thai khi thật cần thiết, cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ. Spironolactone và hydrochlorothiazide có khả năng đi vào sữa mẹ nhưng không có khả năng gây tổn hại cho trẻ sơ sinh.

Da xuất hiện các mảng phồng rộp là biểu hiện của viêm da do ánh nắng mặt trời
Thuốc Aldactazide khiến da bệnh nhân nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và làm tăng nguy cơ ung thư da

5. Tương tác thuốc điều trị huyết áp cao Aldactazide

Tương tác của thuốc Aldactazide với các sản phẩm khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Do đó, cần thông báo với bác sĩ về tất cả các sản phẩm đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa và các sản phẩm thảo dược).

Một số sản phẩm có thể tương tác thuốc Aldactazide:

  • Cisapride;
  • Dofetilide;
  • Lithium;
  • Các thuốc ảnh hưởng nồng độ kali máu như eplerenone, tacrolimus, cyclosporine, thuốc tránh thai có chứa drospirenone, thuốc lợi tiểu khác như amiloride và triamterene, thuốc ức chế men chuyển như benazepril và captopril, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin như losartan và valsartan.

Một số thuốc có thể làm tăng huyết áp hoặc nặng thêm tình trạng suy tim của bệnh nhân, đặc biệt là các thuốc trị ho và cảm lạnh, thuốc hỗ trợ ăn kiêng hoặc các thuốc giảm đau không steroid (các NSAID như ibuprofen, naproxen).

Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát huyết áp và tình trạng suy tim không dùng thuốc khác kèm theo thuốc Aldactazide như thay đổi lối sống, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.

Các xét nghiệm chức năng thận, điện giải đồ như kali và khám da liễu cần được thực hiện định kỳ khi uống thuốc Aldactazide. Đồng thời, kiểm tra huyết áp của bệnh nhân thường xuyên trong thời gian điều trị, đặc biệt ở những lần đầu tiên dùng thuốc Aldactazide hoặc khi thay đổi liều lượng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

863 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • teniposide
    Công dụng thuốc Teniposide

    Thuốc Teniposide thuộc nhóm thuốc chống ung thư và là thuốc dùng đơn trị hoặc dùng kết hợp với các thuốc chống ung thư khác trong điều trị bệnh u lympho và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Để hiểu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • bentiromide
    Công dụng thuốc Bentiromide

    Thuốc Bentiromide được sử dụng giúp tìm hiểu xem tuyến tụy có hoạt động bình thường hay không. Thuốc Bentiromide được sử dụng bằng cách đưa vào miệng và giống như bài kiểm tra không xâm lấn. Tuy nhiên, trong ...

    Đọc thêm
  • azedra
    Các phản ứng phụ có thể gặp của thuốc Azedra

    Thuốc Azedra chứa hoạt chất Iobenguane I 131 – một loại thuốc phóng xạ được chỉ định trong điều trị u tủy thượng thận, u tế bào cận hạch thần kinh. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý ...

    Đọc thêm
  • afeditab
    Công dụng thuốc Afeditab

    Thuốc Afeditab được bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén có tác dụng trong điều trị tác nhân tim mạch và dược lý của thuốc này chẹn kênh canxi. Vậy Afeditab là thuốc gì? Công dụng của thuốc ...

    Đọc thêm
  • thuốc baycadron
    Công dụng thuốc Baycadron

    Thuốc Baycadron có thành phần chính Dexamethasone - steroid vỏ thượng thận tổng hợp. Thuốc Baycadron có tác dụng trong điều trị kháng lại những quá trình viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể như viêm khớp, dị ứng, các ...

    Đọc thêm