Thuốc Ampicillin Sodium Vial: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Ampicillin có hoạt tính diệt khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm. Nó hoạt động thông qua sự ức chế mucopeptide của thành tế bào sinh tổng hợp trong giai đoạn nhân lên tích cực. Bên cạnh đó, Ampicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hay ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh.

1. Thuốc ampicillin sodium Vial

Ampicillinkháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh do vi khuẩn. Nó là một loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, cơ chế hoạt động là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc chỉ dành để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó sẽ không có tác dụng đối với các trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào khi không thật sự cần thiết có thể khiến thuốc không phát huy tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng thậm chí còn có thể gây nên tình trạng kháng thuốc sau này.

2. Công dụng của thuốc ampicillin sodium Vial

Vì là kháng sinh phổ rộng nên Ampicillin (hoạt chất là ampicillin sodium Vial) có tác dụng với rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm khá đầy đủ như sau :

  • Nhiễm khuẩn van tim do Streptococcus
  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella
  • Nhiễm trùng ruột do vi khuẩn Shigella
  • Sốt thương hàn
  • Viêm họng và viêm amidan
  • Viêm màng não mô cầu
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn Streptococcus
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn Staphylococcus aureus
  • Vi khuẩn Escherichia coli trong máu
  • Nhiễm độc máu do vi khuẩn Proteus
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn Enterococcus
  • Một phản ứng viêm toàn thân được gọi là nhiễm trùng huyết do nhiễm vi khuẩn Salmonella
  • Viêm màng não do vi khuẩn Pneumococcus
  • Viêm màng não do vi khuẩn E. coli
  • Viêm màng não do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng van tim do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng van tim do vi khuẩn Enterococcus
  • Viêm nắp thanh quản
  • Nhiễm trùng liên cầu của nắp thanh quản
  • Viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra
  • Viêm phổi do vi khuẩn gây ra bởi Streptococcus
  • Viêm phổi do vi khuẩn gây ra bởi Staphylococcus
  • Viêm phổi do vi khuẩn
  • Nhiễm vi khuẩn với viêm phế quản mãn tính
  • Phòng ngừa nhiễm trùng cho phẫu thuật dạ dày hoặc ruột
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn
  • Phòng ngừa nhiễm trùng khi cắt tử cung âm đạo
  • Nhiễm trùng da và mô bên dưới da
  • Phòng ngừa nhiễm trùng khi mổ lấy thai
  • Sốt chưa rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ
  • Viêm phổi do vi khuẩn bệnh than
  • Nhiễm trùng dạ dày hoặc ruột do vi khuẩn do bệnh than
  • Nhiễm trùng não hoặc tủy sống do bệnh than
  • Nhiễm trùng khắp cơ thể do vi khuẩn listeria monocytogenes
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria monocytogenes
  • Nhiễm trùng não / tủy sống do Listeria monocytogenes
  • Nhiễm trùng tim do vi khuẩn Listeria monocytogenes
  • Nhiễm độc máu do Listeria monocytogenes
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn Listeria
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Yersinia pseudotumor tuberculosis
  • Nhiễm trùng do Campylobacter bào thai
  • Viêm màng não do vi khuẩn haemophilus influenzae
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn bệnh than
  • Điều trị để ngăn ngừa nhiễm trùng van tim do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng máu hoặc mô ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của trẻ sơ sinh
  • Viêm phổi ở trẻ sơ sinh
  • Nhiễm khuẩn cấp tính của xoang
  • Viêm ruột hoại tử
  • Nhiễm trùng đường mật
  • Viêm khớp truyền nhiễm do vi khuẩn Listeria
  • Nhiễm trùng xương do vi khuẩn Listeria
  • Phòng ngừa nhiễm trùng liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh
  • Nhiễm trùng màng não và / hoặc tủy sống của trẻ sơ sinh
  • Nhiễm trùng van tim do Haemophilus

3. Cách dùng Ampicillin Sodium Vial

Thuốc được sản xuất dưới dạng bột đóng trong lọ thủy tinh, khi tiêm cần pha thêm nước cất tiêm, được chỉ định tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch dưới sự giám sát của bác sĩ. Thuốc hiện được dùng tại các cơ sở y tế.

Ampicillin Sodium Vial được chỉ định dựa theo cân nặng của bệnh nhân và tình hình bệnh lý. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp cho từng bệnh nhân.

Để có được hiệu quả tốt nhất, nên tiêm thuốc vào một giờ nhất định trong ngày, và tiếp tục tiêm cho đến hết thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã hết. Không tự ý ngừng tiêm mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thuốc Ampicillin Sodium Vial:
Ampicillin Sodium Vial được chỉ định dựa theo cân nặng của bệnh nhân và tình hình bệnh lý

4. Tác dụng phụ

Dù đây là loại kháng sinh rất lành tính nhưng không có nghĩa nó không có tác dụng phụ. Sau đây là một số tác dụng phụ của thuốc:

4.1. Tác dụng phụ hay gặp

4.2. Tác dụng phụ ít khi xảy ra

Ampicillin Sodium Vial được chỉ định dựa theo cân nặng của bệnh nhân và tình hình bệnh lý
Một số tác dụng phụ của thuốc Ampicillin Sodium Vial

4.3. Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra nhưng không thể không đề cập đến

  • Rối loạn về da: da bị phồng rộp và bong tróc được gọi là Hội chứng Stevens-Johnson, hay phân hủy biểu bì nhiễm độc
  • Cơn co thắt của thanh quản
  • Phù mạch
  • Thiếu máu tan máu
  • Suy giảm tất cả các loại tế bào máu được gọi là giảm bạch
  • Viêm thận kẽ
  • Phản ứng da dị ứng nghiêm trọng được gọi là hội chứng DRESS
  • Rối loạn da được gọi là mụn mủ ngoại tiết tổng quát cấp tính
  • Men gan tăng
  • Lột da bất thường
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile
  • Tăng bạch cầu ái toan trong máu
  • Tăng nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu
  • Viêm tĩnh mạch sau khi tiêm truyền
  • Suy thận
  • Lượng Kali trong máu thấp
  • Bạch cầu trung tính
  • Thay đổi trạng thái tinh thần
  • Giật cơ nhanh và không tự chủ
  • Mặt sưng húp do giữ nước
  • Co giật
  • Sự xuất hiện của các tinh thể trong nước tiểu
  • Viêm tắc tĩnh mạch, tĩnh mạch bị viêm do tụ máu

Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở gần nhất nếu bạn nhận thấy các biểu hiện trên.

5. Tương tác thuốc

Trước khi được bác sĩ thông báo sử dụng thuốc hãy nói với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang sử dụng. Đối với thuốc Ampicillin Sodium Vial thì các loại thuốc có thể gây tương tác đó là : methotrexate , tetracyclines, warfarin.

Ampicillin có thể gây ra kết quả dương tính giả với một số sản phẩm xét nghiệm nước tiểu dành cho bệnh nhân tiểu đường (loại cupric sulfate)

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Trước khi sử dụng tất cả các loại kháng sinh nói chúng và sử dụng Ampicillin Sodium Vial nói riêng, hãy cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của bạn với bất kỳ tác nhân nào. Đồng thời cung cấp thêm thông tin về các bệnh kèm theo của bạn , nhất là bệnh thận, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
  • Ampicillin có thể làm cho vắc-xin vi khuẩn sống (chẳng hạn như vắc-xin thương hàn) không hoạt động. Không tiêm chủng/chủng ngừa trong khi sử dụng thuốc này trừ khi bác sĩ yêu cầu.
  • Thuốc sẽ đào thải qua thận, nên những người cao tuổi có thể nhạy cảm với lọai kháng sinh này do chức năng thận của họ đã suy giảm theo thời gian.
  • Thuốc chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ khi thật sự cần thiết và phải có sự giám sát của bác sĩ. Thuốc cũng bài tiết một phần qua nước tiểu, nên nếu bạn đang cho con bú hãy thông báo tình hình với bác sĩ.
  • Không dùng chung thuốc này với người khác.
  • Thuốc chỉ dành cho tình trạng nhiễm trùng hiện tại của bạn, không sử dụng nó cho các loại nhiễm trùng khác về sau nếu không được sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Đến ngay cơ sở y tế nếu bạn thấy: nôn mửa dữ dội , tiêu chảy dai dẳng , thay đổi bất thường về lượng nước tiểu hoặc co giật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Statalli
    Công dụng thuốc Statalli

    Thuốc Statalli có thành phần chính là hoạt chất Cephradin với hàm lượng là 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc Statalli thuộc nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị ký sinh trùng, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Rafozicef
    Công dụng thuốc Rafozicef

    Thuốc Rafozicef là dạng kháng sinh phổ rộng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phúc mạc, viêm xương khớp, viêm túi mật... Vậy thuốc Rafozicef thuốc gì?

    Đọc thêm
  • tinidamed
    Công dụng thuốc Tinidamed

    Thuốc Tinidamed thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là các thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tinidamed.

    Đọc thêm
  • zefeta
    Công dụng thuốc Zefeta

    Thuốc Zefeta có thành phần chính là Ceftazidime được chứng minh hiệu quả trong diệt khuẩn. Thuốc được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • thuốc Viciperan
    Công dụng thuốc Viciperan

    Thuốc Viciperan có thành phần chính là Piperacilin, là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta – Lactam. Thuốc Viciperan được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt, đường hô ...

    Đọc thêm