Thuốc Cetimed: Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetimed thuộc nhóm thuốc kháng histamin và kháng dị ứng, được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng hoặc mày đay. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Thuốc Cetimed là thuốc gì?

Thuốc Cetimed có thành phần chính là cetirizine dihydrochloride, là thuốc kháng histamin và kháng dị ứng. Công dụng thuốc Cetimed là điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng dai dẳng và mày đay vô căn mãn tính.

Thuốc chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng với cetirizine hoặc các thành phần khác có trong thuốc. Phụ nữ cho con bú cũng là đối tượng chống chỉ định sử dụng Cetimed.

2. Cách dùng thuốc Cetimed

2.1 Liều dùng đối với người lớn

  • Người bệnh bình thường: Uống 10mg 1 lần/ngày hoặc uống 5mg 2 lần/ngày;
  • Bệnh nhân suy thận: Uống 5mg 1 lần/ngày hoặc uống 2,5mg 2 lần/ngày (giảm 1 nửa so với người bình thường);
  • Bệnh nhân suy gan: Uống 5mg 1 lần/ngày.

2.2 Liều dùng đối với trẻ em

Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, liều dùng là uống 10mg 1 lần/ngày hoặc uống 5mg 2 lần/ngày.

Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì
Liều dùng đối với trẻ em cần thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ

2.3 Lưu ý khi dùng thuốc Cetimed

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, hỏi bác sĩ bất kỳ vấn đề nào nếu còn băn khoăn;
  • Có thể uống thuốc lúc đói hoặc lúc no, có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn;
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không uống liều cao hơn hoặc thấp hơn so với chỉ định và không được tự ý ngưng dùng thuốc;
  • Khi dùng quá liều: Sau khi dùng thuốc nếu có những biểu hiện bất thường gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc liên hệ với bệnh viện gần nhất. Rất có thể đó là dấu hiệu của việc dùng quá liều; đồng thời, người nhà cần mang theo danh sách những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng để bác sĩ nắm được, có biện pháp can thiệp xử trí phù hợp;
  • Khi quên 1 liều: Bệnh nhân nên dùng càng sớm càng tốt. Trường hợp thời gian nhớ ra đã gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp vào đúng thời điểm được chỉ định. Người bệnh không được dùng gấp đôi liều thuốc đã được quy định.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Cetimed

Bệnh nhân sử dụng thuốc Cetimed có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lo lắng, nhầm lẫn, loạn nhịp tim, khô miệng, tiểu ít, mệt mỏi, ho và đau họng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón, quá mẫn,... Trường hợp hiếm có thể bị tăng huyết áp.

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ hay gặp phải khi uống vitamin
Người bệnh có thể thấy buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây ra

4. Thận trọng khi dùng thuốc Cetimed

  • Trước khi dùng thuốc cần báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đang mang thai hoặc cho con bú, mắc một vấn đề về sức khỏe, dị ứng với một loại thức ăn, hóa chất nào đó,...;
  • Thuốc Cetimed có thể gây buồn ngủ sau khi dùng nên người dùng không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc.

Nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, giảm nguy cơ biến chứng, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Cetimed cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi gặp phải các tác dụng phụ, người bệnh nên báo cho bác sĩ điều trị trực tiếp để kịp thời can thiệp, xử trí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

83.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan