Thuốc Pabemin có cho trẻ sơ sinh không?

Thuốc Pacemin thường được sử dụng trong điều trị sốt, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức răng. Vậy thuốc Pacemin là thuốc gì, cách sử dụng loại thuốc này như thế nào? Và thuốc Pacemin có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

1. Thuốc Pacemin là thuốc gì?

Thuốc Pacemin thuộc nhóm thuốc giảm đau (không opioid) và hạ sốt. Thành phần chính trong một gói bột thuốc là:

  • Thiamine 10 mg
  • Acetaminophen 325 mg
  • Chlorpheniramine 2mg

Acetaminophen có tên gọi khác là paracetamol, đây là một chất có tác dụng giảm đau - hạ sốt. Paracetamol có tác dụng làm giảm thân nhiệt ở bệnh nhân sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Hoạt chất này tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng quá trình tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Clorpheniramin có tác dụng kháng histamin, có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các loại kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ là chống tiết acetylcholin. Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin dựa vào việc phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Thiamin nitrat là một coenzym chuyển hóa carbohydrate.

Thuốc Pacemin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Sốt từ mức độ nhẹ đến vừa.
  • Cảm lạnh, sổ mũi.
  • Nhức đầu, nhức răng.
  • Dị ứng đường hô hấp trên.

Thuốc Pacemin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn với Paracetamol, Chlorpheniramine hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy tế bào gan, glocom góc hẹp.
  • Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Bệnh nhân có các cơn hen cấp.
  • Bệnh nhân bị tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ sơ sinhtrẻ đẻ thiếu tháng.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu G6PD.
  • Bệnh nhân có bệnh lý về tim, phổi, gan, thận.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày gần đây.

Như vậy là không thể sử dụng thuốc Pacemin cho trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Pacemin

Thuốc Pabemin có 2 dạng bào chế là thuốc bột và thuốc cốm, cả hai đều được dùng theo đường uống. Trước khi uống bạn cần hòa tan gói bột hoặc gói cốm với 1 cốc nước, rồi khuấy đều cho tan hoàn toàn.

Liều dùng thuốc Pacemin tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, liều tham khảo như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 - 2 gói, mỗi 4 đến 6 giờ uống 1 lần, không nên uống quá 5 lần trong một ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói, cách mỗi 4 đến 6 giờ uống 1 lần, không được uống quá 5 gói trong vòng 1 ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Hiện tại, vẫn chưa biết được độ an toàn của thuốc Pacemin với đối tượng này. Do đó trước khi sử dụng thuốc Pacemin cho trẻ em dưới 6 tuổi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu sử dụng thuốc Pacemin và cơn sốt vẫn kéo dài quá 3 ngày hoặc sốt cao trên 39,5 độ C thì bạn nên ngừng sử dụng thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Pabemin

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Pacemin bao gồm:

Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Pacemin bao gồm:

  • Ban da
  • Buồn nôn, nôn.
  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
  • Bệnh thận, độc tính trên thận khi sử dụng thuốc Pacemin trong một thời gian dài.

Các tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Pacemin bao gồm:

Ngoài ra thuốc Pacemin còn có một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Hội chứng Stevens – Johnson
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Mụn, ban đỏ toàn thân.

Các tác dụng phụ này tuy rất hiếm xảy ra nhưng chúng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nếu bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào kể trên thì phải dừng thuốc Pacemin lập tức và đến gặp bác sĩ để có thể được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Pabemin với các thuốc khác

  • Thuốc Pacemin có khả năng làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc coumarin và các dẫn chất của indandion khi sử dụng liều cao trong một thời gian dài.
  • Việc dùng đồng thời thuốc Pacemin với thuốc Phenothiazine hoặc các liệu pháp hạ nhiệt khác ở các bệnh nhân bị sốt có thể dẫn đến tình trạng hạ sốt nghiêm trọng.
  • Các bệnh nhân nghiện rượu khi sử dụng thuốc Pacemin có thể làm tăng khả năng gây độc lên gan.
  • Việc dùng đồng thời thuốc Pacemin với các thuốc có khả năng hoạt hóa các enzym ở microsom thể gan như là phenytoin, barbiturat có thể làm tăng chuyển hóa thuốc thành các chất có độc tính đối với gan, gây độc lên gan. Do đó không nên sử dụng đồng thời Pacemin với các loại thuốc trên.
  • Một loại thuốc khác cũng có khả năng gây tăng độc tính lên gan khi được sử dụng đồng thời với Pacemin như là Isoniazid.
  • Rượu hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm trầm trọng thêm tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc Pacemin.
  • Một số thuốc có thể bị tăng độc tính khi sử dụng cùng thuốc Pabemin là: Phenytoin, Cloramphenicol.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Pabemin. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và cần thiết nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan