Tìm hiểu về thuốc chống nôn Metoran

Metoran là một thuốc chống nôn ức chế thụ thể dopamin được chỉ định dự phòng buồn nôn, nôn mửa trong các trường hợp hậu phẫu hay điều trị ung thư bằng xạ trị. Thuốc Metoran dùng được cho cả người lớn và trẻ em, không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

1. Tổng quan về thuốc chống nôn Metoran

Metoran là thuốc chống nôn, hỗ trợ đường tiêu hoá, chống trào ngược dạ dày thực quản.

Thành phần chính của thuốc Metoran là metoclopramid với hàm lượng 10mg/2ml. Metoclopramid là một chất thuộc nhóm đối kháng thụ thể dopaminergic, ngăn chặn sự gắn dopamin vào các thụ thể tương thích làm mất tác dụng của dopamin ngoại vi kéo theo mất đối trọng acetylcholin ở đường tiêu hoá. Hệ quả là tăng nhu động hệ tiêu hoá, dạ dày bị giãn rộng phía trên tăng sức chứa, góp phần ngăn chặn trào ngược dạ dày.

Thuốc Metoran có khả năng chống nôn thông qua tác động đối kháng trực tiếp lên thụ thể của dopamin ở trung tâm nôn, kháng serotonin-5HT3.

Metoran được sản xuất ở dạng dung dịch tiêm,đóng hộp 10 ống, 2ml/1 ống thuốc.

Chỉ định của thuốc metoran:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, các trường hợp bị rối loạn nhu động dạ dày ruột.
  • Đầy bụng, tiêu hoá kém, khó tiêu, chán ăn...
  • Metoran có tác dụng tốt trên những bệnh nhân bị nôn, buồn nôn sau phẫu thuật hoặc đang điều trị ung thư bằng hóa trị.
  • Chỉ định hỗ trợ với các thủ thuật đặt ống thông vào ruột non, chụp x-quang dạ dày.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Metoran với những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị bệnh lý về đường tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa, tắc đường tiêu hoá do sỏi hoặc thủng dạ dày ruột cũng không được dùng.
  • Trẻ dưới 1 tuổi dùng thuốc có nguy cơ bị hội chứng ngoại tháp.
  • Người được chẩn đoán thiếu men NADH hoặc có tiền sử bị methemoglobin.
  • U tuyến thượng thận

Metoran là thuốc kê đơn nên khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc được dùng theo đường tiêm (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch). Liều lượng thuốc:

  • Đối với người lớn: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, mỗi lần 1 ống cách nhau mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em và tuổi thanh thiếu niên: liều khuyến cáo không quá 0,5mg/kg/ngày. Từ 15 đến 19 tuổi, dưới 60kg cân nặng thì dùng liều 5mg/lần, ngày 3 lần; trên 60kg dùng 10mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Đối với các trường hợp hỗ trợ chụp X-quang đường tiêu hóa: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 đến 2 ống tùy theo tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe người bệnh. Lưu ý tiêm trước khi chụp 10 phút.
  • Đặc biệt, ở những người bị mắc bệnh suy thận có chỉ số ClCr dưới 40 ml/phút thì giảm 1⁄2 liều metoran.

Thời gian điều trị:

  • Điều trị cho bệnh nhân nôn, buồn nôn sau hậu phẫu tối đa trong 48 giờ, bệnh nhân xạ trị hóa trị liệu tối đa trong 5 ngày.

2. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống nôn Metoran

Tác dụng phụ của thuốc Metoran:

  • Trên hệ thần kinh, thuốc gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, lờ đờ, đau đầu.
  • Metoran có thể gây nên hội chứng ngoại tháp.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hoá dẫn tới đau bụng, tiêu chảy.
  • Hạ huyết áp, làm giảm hoạt động của tim, giãn mạch.
  • Rối loạn kinh nguyệt, tăng tiết prolactin (hormone kích thích tiết sữa)...
  • Dùng metoran trong thời gian dài có nguy cơ bị tâm thần phân liệt.

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, khi dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Metoran là thuốc kê đơn, cần có chỉ định và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
  • Sử dụng thuốc với đường truyền tĩnh mạch cần pha loãng thuốc trong 50ml dung dịch pha tiêm: dextrose 5% hay ringer, ringer lactat hoặc natri clorid 0,9%.
  • Thận trọng dùng thuốc với các trường hợp mắc hội chứng ngoại tháp, bị Parkinson, tâm thần phân liệt hay suy tim, rối loạn nhịp tim.
  • Một số nghiên cứu cho thấy metoran có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và qua hàng rào biểu mô tuyến vú để vào trong sữa mẹ. Do đó không nên dùng thuốc với phụ nữ có thai, đang cho con bú. Trường hợp bắt buộc phải dùng điều trị, cân nhắc lợi hại và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thận trọng với người cao tuổi, đặc biệt những người có nhiều bệnh lý kết hợp. Khuyến cáo giảm liều để không ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
  • Metoran có thể tạo nên các triệu chứng thần kinh như hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Do đó cần lưu ý khi sử dụng trên những người cần phải lái xe hay vận hành máy móc.
  • Có một số thuốc điều trị bệnh khác có thể gây tương tác ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của metoran, tăng tác dụng của thuốc cần tránh kết hợp:
    • Thuốc chủ vận dopaminergic, levodopa nếu dùng chung với metoran sẽ làm giảm tác dụng của nhau.
    • Thuốc giảm đau opioid, thuốc ức chế CYP2D6.
    • Thuốc an thần phối cùng thuốc metoran làm tăng nguy cơ bị rối loạn hệ thần kinh.
  • Trường hợp bị quá liều, cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, ngứa, nổi ban đỏ, co giật... để được xử lý kịp thời.
  • Khi bị quên liều thuốc cần tiêm sớm nhất có thể, không dùng gấp đôi liều cho lần tiếp theo để bù liều đã quên.

Metoran có hiệu quả chống nôn, giảm triệu chứng buồn nôn rất tốt trên bệnh nhân hậu phẫu hoặc đang dùng hoá trị, xạ trị. Tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu được sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng. Thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn nên cần có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Anacaine
    Tác dụng thuốc Anacaine

    Thuốc Anacaine là một loại thuốc có tác dụng gây tê dùng tại chỗ, nhằm tác dụng giảm đau và giảm cảm giác ngứa cho vùng da nhỏ. Việc dùng các chế phẩm thuốc gây tê có thể mang đến ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc crofelemer
    Công dụng thuốc Crofelemer

    Thuốc Crofelemer được biết đến là dòng thuốc chữa bệnh tiêu chảy phổ biến. Hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào liều dùng, cách sử dụng, do đó việc hiểu rõ về Crofelemer sẽ giúp bạn dùng thuốc hiệu ...

    Đọc thêm
  • Maxxtriptan 50
    Công dụng thuốc Maxxtriptan 50

    Thuốc Maxxtriptan 500 là thuốc được kê đơn, chứa thành phần chính là Sumatriptan. Thuốc có hiệu quả trong điều trị cấp tính cơn đau nửa đầu migraine có hoặc không kèm các triệu chứng báo trước ở người lớn.

    Đọc thêm
  • anexsia
    Tác dụng thuốc Anexsia

    Thuốc Anexsia là một loại thuốc giảm đau có thành phần phối hợp. Được sử dụng một cách cẩn trọng cho những trường hợp đau nặng và không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thông thường. Cùng tìm ...

    Đọc thêm
  • nalomel
    Công dụng thuốc Nalomel

    Nalommel thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nang, thành phần chính là Esomeprazol. Thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày-thực quản ở người viêm thực quản, có triệu chứng trào ...

    Đọc thêm