Uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Warfarin nói riêng và thuốc chống đông máu nói chung được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của cục máu đông. Theo đó, chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu đóng một vai trò quan trọng giúp phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do cục máu đông gây ra. Vậy những người uống thuốc đông máu cần kiêng những gì?

1. Thực phẩm có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của thuốc chống đông?

Các thuốc chống đông máu kháng vitamin K ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách cạnh tranh với vitamin K, làm giảm lượng vitamin K trong cơ thể. Từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan như yếu tố II, VII, IX và X. Để thuốc chống đông hoạt động tốt nhất, bạn nên tránh thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với chế độ ăn uống, đặc biệt là về thực phẩm có chứa vitamin K để hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả chống đông máu của thuốc.

Cơ thể có thể tổng hợp vitamin K và cũng có thể bổ sung từ một số loại thực phẩm. Nếu đột ngột tăng cường những thực phẩm giàu vitamin K trong chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu, hiệu quả chống đông máu sẽ bị giảm xuống. Ngược lại, nếu đột nhiên thêm những thực phẩm có ít vitamin K vào chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu, khả năng mắc phải các tác dụng phụ do thuốc kháng kali sẽ lớn hơn.

2. Người dùng thuốc chống đông máu nên kiêng thực phẩm gì?

Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào, nhưng bạn nên kiêng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm cho giảm hoặc thay đổi hiệu quả củ thuốc chống đông.

2.1 Những thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao

Mặc dù ăn một lượng nhỏ thực phẩm giàu vitamin K trong chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng hãy tránh tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu vitamin K, bởi chúng sẽ làm giảm hiệu của của thuốc chống đông. Các thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao bao gồm: cải xoăn, rau bina, bắp cải Brucxen, mù tạt xanh, rau diếp xanh, cải cầu vồng, bông cải xanh, măng tây, mùi tây, ...

Về đồ uống, trà xanh có chứa nhiều vitamin K và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông. Bên cạnh đó, uống nước bưởi, nước ép nam việt quất và rượu trong khi điều trị bằng thuốc chống đông có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Trà xanh tốt cho bệnh nhân u xơ tử cung
Người bệnh không nên dùng nhiều trà xanh vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc

2.2 Những thực phẩm có hàm lượng vitamin K thấp

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa ít vitamin K thấp nếu đột ngột đưa vào chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do giảm nồng độ vitamin K trong cơ thể. Một số loại rau và trái cây ít vitamin K bao gồm: bắp ngọt, hành, bí đao, cà tím, cà chua, nấm, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, quả đào, táo, dâu tây, dưa hấu, dứa, chuối,....

3. Ngoài ra, người uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Ngoài các thực phẩm kể trên, các chất khác bao gồm thuốc, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm thảo dược cũng có thể tương tác với thuốc chống đông và làm ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn điều trị chống đông máu. Hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng trước khi bắt đầu dùng thuốc chống đông máu để có sự theo dõi phù hợp.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc chống đông máu kháng kali bao gồm: kháng sinh như ciprofloxacin hoặc fluconazole, một số loại thuốc tránh thai và thuốc kháng acid, thuốc để co giật, thuốc chống viêm như ibuprofen, thuốc chống trầm cảm như fluoxetine, ...

Những sản phẩm bổ sung và thảo dược như cao bạch quả gingko biloba, tỏi, co-enzym Q10 cũng có thể tương tác với thuốc chống đông làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc tại Nhà thuốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ từ dược sĩ để có cách dùng thuốc hiệu quả

4. Những thông tin quan trọng khác về chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu

Tương tác với thức ăn, thuốc và các chất khác có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc chống đông máu bao gồm: phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hóa, phát ban, rụng tóc, ngứa da, ớn lạnh, viêm mạch máu của bạn, rối loạn gan hoặc túi mật, chảy máu nhiều khi bị thương, ... Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng như liên tục đau bụng trong vài ngày, tiêu chảy sốt cao, hãy đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu, người dùng thuốc chống đông nên thường xuyên làm xét nghiệm máu để theo dõi và kiểm soát những vấn đề liên quan đến nồng độ vitamin K trong cơ thể. Từ đó, các bác sĩ sẽ có thể tư vấn và điều chỉnh thuốc chống đông máu phù hợp để cải thiện hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị nếu cần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan