Bệnh trĩ nhiễm trùng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trĩ là tình trạng giãn các tĩnh mạch ở trực tràng dưới. Bệnh trĩ thường tự giảm bớt hoặc điều trị bằng các sản phẩm không kê đơn. Nhưng trong một số trường hợp hiếm, bệnh trĩ nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, do đó tình trạng này cần được điều trị y tế ngay lập tức.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ nhiễm trùng?

Trong một số trường hợp, một số loại bệnh trĩ và phương pháp điều trị trĩ có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bệnh trĩ nhiễm trùng khi lượng máu khỏe mạnh đến khu vực trực tràng bị hạn chế. Lưu lượng máu khỏe mạnh đến khu vực trực tràng có nghĩa là một nguồn cung cấp ổn định các tế bào bạch cầu và một số protein nhất định là một phần của hệ thống miễn dịch. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trĩ nội rất ít khi bị nhiễm trùng. Trĩ nội là một búi trĩ hình thành trong trực tràng, phía trên đường lược. Đây là phần của ruột già kết thúc ở hậu môn. Đôi khi, một búi trĩ nội có thể đẩy xuống từ trực tràng, được gọi là trĩ nội sa.

Một búi trĩ nội sa ra ngoài thường có thể được đẩy ngược vào thành trực tràng một cách nhẹ nhàng. Nhưng nó vẫn có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh hơn các loại khác.

Điều này là do lưu lượng máu đến tĩnh mạch có thể bị cắt đứt. Đây được gọi là bệnh trĩ nội bị tắc mạch. Nếu không có chất dinh dưỡng, oxy và các tế bào của hệ thống miễn dịch được vận chuyển trong máu, nhiễm trùng có thể nhanh chóng hình thành.

Bạn có thể có nhiều nguy cơ bị trĩ nghẹt, tắc mạch và nhiễm trùng sau đó nếu có một tình trạng làm giảm lưu thông máu đến trực tràng. Một số tình trạng có thể gây giảm lưu lượng máu đến trực tràng là:

Ngoài ra, nhiễm HIV hoặc một tình trạng khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nhiễm trùng.

Nhiễm trùng cũng có thể phát triển sau các thủ thuật điều trị bệnh trĩ. Đặc biệt, thắt trĩ bằng vòng cao su đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng.

2. Các triệu chứng bệnh trĩ nhiễm trùng như thế nào?

Các triệu chứng bệnh trĩ nhiễm trùng bao gồm:

  • Đi tiêu có máu
  • Sưng tấy quanh hậu môn
  • Ngứa trong và xung quanh hậu môn
  • Đau, đặc biệt là khi ngồi hoặc rặn đi tiêu
  • Một cục u dưới da xung quanh hậu môn.

Nhưng nhiễm trùng cũng có thể mang lại các triệu chứng khác. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau trở nên tồi tệ hơn, ngay cả sau khi điều trị trĩ tiêu chuẩn
  • Đỏ xung quanh hậu môn, đặc biệt là gần vị trí nhiễm trùng

Nếu bạn nghi ngờ bệnh trĩ đã bị nhiễm trùng thì hãy đi khám để điều trị kịp thời. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phúc mạc, viêm vùng chậu. Đây là tình trạng nhiễm trùng thành bụng và các cơ quan nội tạng có thể đe dọa tính mạng.

bệnh trĩ nhiễm trùng
Sưng tấy quanh hậu môn là một trong những triệu chứng bệnh trĩ nhiễm trùng

3. Cách chẩn đoán bệnh trĩ bị nhiễm trùng

Để chẩn đoán nhiễm trùng trĩ, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng hiện tại của bạn. Các triệu chứng như sốt có thể giúp bác sĩ chẩn đoán.

Khám sức khỏe cũng sẽ được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng bằng mắt thường, chẳng hạn như mẩn đỏ xung quanh búi trĩ. Nếu bạn bị trĩ nội sa, bác sĩ có thể quyết định cắt bỏ nó trước khi bị nhiễm trùng.

Một số xét nghiệm khác cũng được thực hiện như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu
  • Chụp X-quang

4. Cách điều trị bệnh trĩ nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nhiễm trùng hoặc mô bị nhiễm trùng do thủ thuật cắt bỏ búi trĩ.

Thuốc kháng sinh được kê toa cho viêm phúc mạc bao gồm cefepime (Maxipime), imipenem (Primaxin).... Loại kháng sinh cụ thể mà bạn được kê đơn sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phổ vi khuẩn thường gặp của các quốc gia và bất kỳ vấn đề hoặc dị ứng nào mà bạn có thể gặp phải với một số loại thuốc nhất định.

Phẫu thuật để loại bỏ các mô bị nhiễm trùng xung quanh búi trĩ hoặc mô trong bụng (nếu nhiễm trùng đã lan rộng) có thể cần thiết trong những trường hợp nghiêm trọng. Đây được gọi là sự khử trùng và có thể giúp cơ thể chữa lành do nhiễm trùng.

Ngoài thuốc và các thủ tục phẫu thuật có thể có, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng:

  • Chườm đá hoặc lạnh quanh khu vực hậu môn
  • Dùng thuốc giảm đau đường uống, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil)
  • Miếng đệm có chứa chất gây tê.

Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn bớt căng thẳng hơn khi đi tiêu. Một chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp mềm phân. Tuy nhiên, luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại điều trị tại nhà nào.

5. Cách ngăn ngừa bệnh trĩ nhiễm trùng

Để ngăn ngừa bệnh trĩ nhiễm trùng, bạn cần:

  • Tránh mắc phải bất kỳ loại bệnh trĩ nào.
  • Có chế độ ăn giàu chất xơ (20 đến 35 gam mỗi ngày) và uống nhiều nước.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tránh ngồi hàng giờ liền
  • Tập thể dục thường xuyên, bao gồm cả hoạt động aerobic, chẳng hạn như đi bộ nhanh, quần vợt hoặc khiêu vũ
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, vì trì hoãn việc đi tiêu có thể khiến phân khó đi ngoài hơn
  • Đi khám ngay khi có các triệu chứng liên quan đến trĩ.

Tóm lại, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng trĩ sẽ xác định mất bao lâu để khỏi và nếu điều trị sẽ cần nhiều hơn kháng sinh. Do ddos, nếu bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh trĩ, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh trĩ trong tương lai. Tuy nhiên, bệnh trĩ bị nhiễm trùng một lần không có nghĩa là bệnh trĩ tiếp theo có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn. Điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng và điều trị sớm.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Jindal A, et al. (2015). A randomized open label study of “imipenem vs. cafepime” in spontaneous bacterial peritonitis. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26474358
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Hemorrhoids. mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Peritonitis. mayoclinic.org/diseases-conditions/peritonitis/diagnosis-treatment/drc-20376250
  • Muldoon R. (2018). Hemorrhoids: Expanded version. fascrs.org/patients/disease-condition/hemorrhoids-expanded-version
  • Zutshi M. (2018). 5 simple ways you can prevent hemorrhoids. health.clevelandclinic.org/5-simple-ways-you-can-prevent-hemorrhoids/
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan