Dùng thuốc gì trị E Coli?

Vi khuẩn E.Coli có thể gây nhiễm trùng hoặc tiêu chảy khi xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn cần tuân thủ đúng nguyên tắc để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Bởi vì có thể xảy ra tình trạng kháng kháng sinh đặc biệt là những vi khuẩn đường ruột E.Coli.

1. Vi khuẩn E.Coli và nguyên nhân nhiễm vi khuẩn E.Coli

E.Coli thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, có khả năng sinh sôi phát triển ở động vật máu nóng. Phần lớn vi khuẩn E. coli có khả năng gây ra hiện tượng tiêu chảy thoáng qua và tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có thể sẽ khiến cho người bệnh gặp các biến chứng như nhiễm trùng đường ruột, sốt và đau bụng hoặc viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu.

Các ca bệnh bị nhiễm vi khuẩn E.coli có thể được thực hiện điều trị tại nhà, đặc biệt đối với người lớn thì có thể nhanh chóng khỏi và phục hồi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, với những trường hợp nhạy cảm hơn như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em...hoặc những người mắc bệnh có hệ miễn dịch yếu thì có thể rất nguy hiểm khi nhiễm E.coli vì nó có khả năng gây suy thận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn E.Coli: Trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như:

  • Trước khi nấu, ăn và sau khi đi vệ sinh không rửa tay hoặc rửa tay không kỹ.
  • Sử dụng các loại thức ăn đã bị ôi thiu hoặc hư hỏng
  • Ăn hải sản sống mà không đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Ăn thực phẩm chỉ qua sơ chế và không được nấu chín như thịt bò tái...
  • Sử dụng dụng cụ cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
  • Sử dụng sữa chưa được tiệt trùng
  • Chế biến các loại thực phẩm gia súc, gia cầm đang ủ bệnh.
  • Nguồn nước ô nhiễm nhưng vẫn sử dụng trong chế biến, ăn uống, tắm giặt...
  • Lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người lành: vi khuẩn E.coli có thể nhiễm từ người này qua người khác nếu không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và sau đó chạm tay vào người khác hoặc các vật dụng chung.
  • Nhiễm E.coli từ động vật như dê, bò, cừu... là những vật trung gian có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho người khi làm việc hoặc tiếp xúc với chúng.

2. Các bệnh có thể gặp khi nhiễm vi khuẩn E.coli

Khi bị nhiễm vi khuẩn E. coli, người bệnh có thể mắc tình trạng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng xâm lấn, nhiễm trùng tại các cơ quan khác... Bệnh phổ biến nhất do E.coli gây ra là nhiễm trùng đường tiểu và thường biểu hiện của nhiễm trùng tăng dần từ đáy chậu qua niệu đạo. Hơn nữa, E.coli có thể gây viêm tuyến tiền liệt và các bệnh viêm vùng chậu khác.

Một số chủng E.coli có thể gây nhiễm trùng đường ruột và có dấu hiệu của tiêu chảy:

  • Nhiễm E.coli gây chảy máu ruột: Với các chủng này thì vi khuẩn có thể sản sinh ra một số độc chất tế bào, chất độc thần kinh, và độc tố ruột gây tiêu chảy phân máu ở người bệnh, làm tiến triển hội chứng tan máu tăng ure huyết. Các chủng này thường gặp nhiều ở thực phẩm thịt bò chưa được nấu chín.
  • Nhiễm E.coli gây độc tố ruột với chủng gây tiêu chảy phân nước đặc biệt ở trẻ sơ sinh và những người đi du lịch.
  • Nhiễm E.coli xâm nhập có thể gây ra tiêu chảy nhiễm trùng
  • Nhiễm E.coli gây kết dính ruột gây tiêu chảy liên tục ở người bệnh mắc AIDS và trẻ em sinh sống ở vùng nhiệt đới.

3. Sử dụng thuốc đặc trị E.coli

Điều trị E.coli nhiễm trùng ban đầu sẽ áp dụng theo kinh nghiệm dịch tễ tại địa phương và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh, có thể nhiễm trùng ở mức độ nhẹ như nhiễm trùng bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiểu. Tiếp theo sau đó sẽ điều trị E.coli dựa vào kháng sinh đồ. Tuy nhiên, có khá nhiều chủng của E. coli đa kháng ampicillin và tetracycline, vì vậy khi điều trị E..coli cần sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau, có thể bao gồm piperacillin, cephalosporin, aminoglycoside, trimethoprim và fluoroquinolone... Với những trường hợp xuất hiện ổ mủ thì cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ mủ, dẫn lưu mủ, loại bỏ các tổ chức trên cơ thể đã bị hoại tử...

Ngoài việc E.coli kháng thuốc ampicillin và tetracycline thì nó ngày càng trở nên kháng thuốc với TMP/SMX và fluoroquinolone. Thêm vào đó, xuất hiện các dòng đa kháng tạo ra beta lactamase phổ rộng và đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm khuẩn huyết trong cộng đồng.

E.coli cũng có chứa các gen kháng thuốc mã Ampc beta lactamase, serine carbapenemases, metallo carbapenemases. Các thuốc tetracyclin, cèidercol được tiêm dưới dạng sát ở đại thực bào cũng có hoạt tính chống lại các chủng phần thuỷ các beta lactamase ESBL.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trị E.coli với các loại kháng sinh thì cần lưu ý:

  • Kiểm trạng tình trạng kháng thuốc của người bệnh trước khi sử dụng cũng như liều lượng và tác dụng của kháng sinh với loại vi khuẩn E.coli. Mục đích của quá trình này giúp lựa chọn loại kháng sinh phù hợp và có hiệu quả cao nhất trong điều trị. Hơn nữa, khi có kết quả thực hiện quá trình này cần có ưu tiên sử dụng những thuốc kháng sinh có phổ hẹp trong điều trị E.coli.
  • Để hạn chế tình trạng kháng thuốc của E.coli ngay từ đầu của thời kỳ điều trị ngoại trú thì không nên áp dụng các loại kháng sinh có phổ rộng với tác dụng mạnh chẳng hạn như levofloxacin, ciprofloxacin...
  • Khi sử dụng kháng sinh trong điều trị E.coli thì cần chỉ định sử dụng kháng sinh theo khoa học thay vì kê đơn kháng sinh phổ rộng hoặc giá thành cao...Hơn nữa,cần xem xét các loại kháng sinh cũ đã được bào chế từ trước đó rất lâu. Bởi vì những loại thuốc này có thể đem lại hiệu quả điều trị và giá thành phải chăng.

Trong vòng hơn 1 thập kỷ qua, các loại thuốc kháng sinh chưa được phát minh thêm mới nhiều thì những loại cũ vẫn được sử dụng bình thường. Vì vậy, để tối ưu hoá cũng như giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay việc kê đơn kháng sinh hợp lý, bảo vệ hiệu lực của thuốc đối với con người có vai trò quan trọng đặc biệt để chống lại tình trạng kháng kháng sinh khá phổ biến hiện nay.

Khi điều trị kháng sinh với vi khuẩn E.coli cần áp dụng thêm các cách sau để nâng hiệu quả điều trị cao hơn:

  • Người bệnh cần được thực hiện bù nước điện giải sớm nhất có thể khi sử dụng phương pháp điều trị E.coli
  • Người bệnh có thể gặp triệu chứng thiếu máu thì lúc này cần chỉ định truyền dịch hoặc truyền máu nếu cần thiết.
  • Đối với trường hợp người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến thận thì cần phải tiến hành thẩm tách máu. Mục đích giúp loại bỏ chất độc hại, cặn bã đang có trong máu của người bệnh.

Thông thường, bệnh nhân nhiễm E coli hoặc bị E. coli xâm nhập vào cơ thể thì có thể có khả năng phục hồi mà chưa cần sử dụng tới thuốc trong khoảng thời gian là từ 5 đến 10 ngày. Nhưng nếu sử dụng thuốc Ecoli điều trị bệnh thùi thông thường thuốc sẽ khiến cho cơ thể có khả năng hấp thu lại chất độc của E.coli tiết ra, như vậy sẽ gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng về thận máu và tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli. Vì vậy, khi sử dụng thuốc trị E.coli cho người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán kỹ lưỡng để tránh tình trạng ảnh hưởng đến người bệnh trong quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan