Khi nào cần dùng thuốc chống co thắt đại tràng?

Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa với triệu chứng điển hình là các cơn đau dọc theo khung đại tràng hoặc đau thắt vùng bụng dưới, tiêu chảy, mệt mỏi,... Vậy khi nào cần dùng thuốc để chống co thắt đại tràng? Người bệnh cần dùng những loại thuốc gì để điều trị hiệu quả?

1. Viêm đại tràng là bệnh gì?

Đại tràng là bộ phận quan trọng và là một trong những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho cơ thể. Đây là nơi chứa đựng và chuyển đổi bã thức ăn thành phân và bài tiết qua trực tràng ra ngoài.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương dạng lan tỏa hay khu trú ở vùng niêm mạc đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng có 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Trong đó, viêm đại tràng cấp tính thường xảy ra đột ngột, khởi phát bằng các cơn đau dọc theo khung đại tràng hoặc có trường hợp đau thắt vùng bụng dưới, kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh,...

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải, một số trường hợp phát triển thành viêm đại tràng mãn tính rất khó có thể điều trị dứt điểm.

2. Những biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh:

  • Người bệnh có thể bị xuất huyết đại tràng: Biến chứng này có thể xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Đó là tình trạng lớp nhung mao bảo vệ đại tràng bị tổn thương sau khi điều trị bằng kháng sinh dài ngày, chế độ ăn uống không khoa học, không hợp vệ sinh,... dẫn đến hệ quả là niêm mạc đại tràng bị xung huyết và chảy máu.
  • Biến chứng giãn đại tràng cấp tính: Xảy ra khi bị viêm đại tràng kéo dài, khiến chức năng tiêu hóa thức ăn bị suy yếu, dẫn đến nguy cơ viêm loét và thủng đại tràng.
  • Biến chứng thủng đại tràng: Xảy ra do người bệnh dùng kháng sinh điều trị dài ngày tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và lớp nhung mao bị trơ trọi. Các vết loét ăn sâu vào đại tràng làm thành đại tràng bị bào mòn, lâu ngày dẫn đến nguy cơ thủng đại tràng.
  • Ung thư đại tràng là một biến chứng của viêm đại tràng: Đó là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát nhiều lần khiến các tế bào biểu mô bị loạn sản và phát triển thành u ác tính ở đại tràng.

3. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc gì?

Hiện nay bệnh viêm đại tràng vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Vấn đề điều trị chủ yếu dựa vào điều trị các triệu chứng của bệnh gây ra. Từ đó giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm đại tràng của bản thân mình.

Thực tế cho thấy, sử dụng thuốc tây y là phương pháp điều trị được các bác sĩ áp dụng nhiều nhất. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ sử dụng điều trị bệnh viêm đại tràng gồm có:

  • Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng: được chỉ định sử dụng khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như đau và co thắt vùng bụng. Thuốc thuộc nhóm này ngoài tác dụng giảm đau, chống co thắt đồng thời giúp người bệnh viêm đại tràng giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn vận động,.. Các thuốc thường được sử dụng là: Nospa, spasfon, duspatalin, debridat...
  • Các thuốc giảm triệu chứng táo bón: Thuốc này được sử dụng khi người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô và cứng, đại tiện gây đau hậu môn. Nhóm thuốc giảm táo bón có tác dụng nhuận tràng và làm mềm phân. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm có: thuốc Laxan (dạng viên nén), thuốc Normacol (dạng cốm bao đường), thuốc Forlax (dạng bột pha dung dịch), thuốc Macrogol (dạng dung dịch),... Tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng táo bón mà có liều lượng sử dụng thích hợp.
  • Nhóm thuốc chống tiêu chảy: Sử dụng thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm chậm nhu động ruột, tạo lớp màng bao bọc lớp niêm mạc để cầm tiêu chảy. Một số loại thuốc chữa tiêu chảy phổ biến người bệnh có thể sử dụng như: thuốc Loperamide (dạng viên), thuốc Diarsed (dạng viên bao đường), thuốc Smecta, Actapulgite, Imodium,...
  • Nhóm thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng: Người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc khi có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Các thuốc thường được dùng gồm có: Carbophos, Debridat, Duspatalin, Sorbitol, Motilium - M,...
  • Các thuốc diệt khuẩn đường ruột: Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng. Một số thuốc người bệnh có thể được chỉ định gồm: thuốc Metronidazol (dạng viên nén), thuốc Ciprofloxacin 500mg (dạng viên hoặc dạng dung dịch), thuốc Biseptol 480mg (dạng viên),... Các thuốc thuộc nhóm này là kháng sinh, vì vậy chỉ nên sử dụng tối đa từ 5 - 7 ngày để tránh gây những tác dụng không mong muốn.

4. Người bệnh điều trị viêm đại tràng cần lưu ý những gì khi dùng thuốc?

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, trước khi dùng phải kiểm tra hạn dùng trên nhãn.
  • Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác dù có chung các triệu chứng của bệnh.
  • Người bệnh cần uống thuốc đúng thời điểm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Dùng thuốc theo đúng đối tượng.

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa đặc trưng bởi các cơn đau co thắt dọc theo khung đại tràng. Hiện nay, bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để, phổ biến nhất là điều trị triệu chứng. Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn để điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

406 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rabol
    Công dụng thuốc Rabol

    Thuốc Rabol là một loại thuốc tiêm chỉ được sử dụng cho người lớn để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược thực quản – dạ dày. Vậy khi sử ...

    Đọc thêm
  • Leninrazol 20
    Công dụng thuốc Leninrazol 20

    Thuốc Leninrazol 20 được bào chế để điều trị bệnh lý dạ dày ruột. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn và kê đơn. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • Pantosyn
    Công dụng thuốc Pantosyn

    Thuốc Pantosyn là một thuốc kháng tiết acid dịch vị, được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Để hiểu rõ hơn về thuốc, hãy tham khảo những thông tin ...

    Đọc thêm
  • nadylanzol
    Công dụng thuốc Nadylanzol

    Nadylanzol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có chứa thành phần chính là Lansoprazole. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá. Thông tin chi tiết của thuốc Nadylanzol được trình bày trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • getipace
    Công dụng thuốc Getipace

    Thuốc Getipace thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén bao tan trong ruột. Thành phần chính của thuốc Getipace là Rabeprazol được chỉ định trong điều trị loét dạ dày, tá tràng. Tuy ...

    Đọc thêm