Mổ sỏi niệu quản kiêng quan hệ bao lâu?

Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Điều trị sỏi niệu quản thường dùng phương pháp mổ hoặc tán sỏi. Vậy sau khi loại bỏ sỏi niệu quản cần kiêng quan hệ bao lâu?

1. Sỏi niệu quản là gì?

Hệ tiết niệu gồm có: Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi niệu quản là sỏi xuất hiện trong ống niệu quản. Một số yếu tố tăng nguy cơ sỏi niệu quản như: Di truyền, ăn uống, nhiễm trùng đường tiết niệu, ít vận động, uống ít nước...

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng sỏi niệu quản như:

  • Ngoài cơn đau quặn thận: Đau âm ỉ vùng thắt lưng
  • Trong cơn đau quặn thận: Đau từ sau lưng lan ra phía trước, xuống bộ phận sinh dục, đau không có tư thế giảm đau, uống thuốc giảm đau không đỡ. Có thể đau đến mức sốt, buồn nôn, nôn.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sốt, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Biến chứng suy thận: Thiểu niệu, vô niệu, phù.

2. Làm gì khi bị sỏi niệu quản?

Bệnh nhân nghi ngờ bị sỏi niệu quản được chỉ định siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, chụp CT scanner hay chụp UIV. Dựa vào vị trí sỏi, hình dạng sỏi, kích thước sỏi và chức năng thận của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi niệu quản chính là:

  • Điều trị bằng nội khoa:
    • Nếu sỏi có kích thước < 4 mm thì có thể tự đào thải
    • Nếu sỏi có kích thước 4 mm - 6 mm, vẫn có thể tự đào thải nhưng khả năng thấp hơn.
    • Nếu sỏi có kích thước > 6 mm thấp, khả năng tự ra rất thấp.
  • Điều trị bằng các phương pháp can thiệp:
    • Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi < 20mm, vị trí sát thận. Sử dụng sóng xung kích tần số lớn tán sỏi được thành mảnh vụn nhỏ.
    • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Với sỏi cứng, kích thước nhỏ hoặc vừa, không thể tán ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da khó khăn. Luồn ống nội soi từ niệu đạo, lên bàng quang đến niệu quản, sử dụng laser phá hủy viên sỏi thành những mảnh vụn nhỏ, rồi hút ra ngoài.
    • Tán sỏi qua da: Gây mê, mở qua da một đường hầm nhỏ, luồn thiết bị vào phá vỡ sỏi.
    • Nội soi ngoài phúc mạc lấy sỏi: Gây mê toàn thân, mở ba đường hầm nhỏ vùng hông lưng, mở niệu quản, gắp sỏi ra ngoài.
    • Mổ mở lấy sỏi: Dùng khi viên sỏi quá lớn, điều trị ít xâm lấn thất bại.

3. Mổ sỏi niệu quản kiêng quan hệ bao lâu?

Sau khi can thiệp, nhiều người thắc mắc tán sỏi niệu quản bao lâu thì quan hệ được? Câu trả lời là tuỳ vào phương pháp can thiệp lấy sỏi.

  • Quan hệ sau tán sỏi niệu quản: Nếu tán sỏi ngoài cơ thể, sau khi sỏi được đào thải ra ngoài trong khoảng 1 - 2 tuần, thì có thể quan hệ lại bình thường.
  • Nếu lấy sỏi qua da, tán sỏi nội soi, người bệnh có thể quan hệ lại sau khi rút ống JJ. Thông thường sau phẫu thuật 1 tháng, có thể rút ống JJ.

4. Những lưu ý sau khi tán sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản rất hay tái phát. Sau khi lấy được sỏi, người bệnh nhân cần chú ý ăn uống và tập luyện giúp hạn chế sỏi tái phát.

  • Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày, tùy vào nhiệt độ môi trường, có thể uống nhiều hoặc ít hơn;
  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều citrat và oxalat, phô mai, thịt đỏ, nội tạng,...
  • Giải quyết bất thường ở đường tiết niệu: Hẹp khúc nối, rối loạn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu,...
  • Tập thể dục thường xuyên, không ngồi lâu và tránh nhịn tiểu;
  • Khi có những biểu hiện: Đau lưng, tiểu tiện bất thường thì phải đến bệnh viện kiểm tra sớm.

Sỏi niệu quản chiếm đa số trong các bệnh lý về thận tiết niệu. Trước, trong và sau khi điều trị sỏi niệu quản cần phải tích cực và tuân theo chỉ định của bác sĩ để an toàn và tránh các biến chứng của bệnh. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn còn thắc mắc về sỏi niệu quản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan