Mối liên quan giữa hội chứng ruột kích thích và tăng hoặc giảm cân

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Một số người bị hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy nhiều lần vì ruột của họ di chuyển thức ăn nhanh hơn bình thường. Ở những người khác, các triệu chứng hội chứng ruột kích thích lại liên quan đến táo bón do ruột di chuyển chậm hơn bình thường. Do đó, hội chứng ruột kích thích là tình trạng có thể dẫn đến giảm hoặc tăng cân ở một số người bệnh.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng khiến bạn gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Các triệu chứng đó bao gồm: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, trướng bụng, đầy hơi.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể từ nhẹ đến nặng. Tình trạng giảm cân vì hội chứng ruột kích thích không điển hình, không giống như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Tuy nhiên, vì hội chứng ruột kích thích có thể ảnh hưởng đến loại thực phẩm mà một người dung nạp, nó có thể dẫn đến thay đổi cân nặng. Bạn có thể thực hiện các bước để duy trì cân nặng hợp lý và sống tốt với hội chứng ruột kích thích.

2. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa trên các triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm sau đây được dùng để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích:

  • Xét nghiệm phân để loại trừ nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu cũng như loại trừ bệnh ngoại tâm thu
  • Nội soi đại tràng nếu bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng là do viêm đại tràng, viêm ruột hoặc ung thư đại tràng.
hội chứng ruột kích thích
Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa trên các triệu chứng của bạn.

3. Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến cân nặng của bạn như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích là một trong những rối loạn phổ biến nhất ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được biết. Một số người bị hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy nhiều lần vì ruột của họ di chuyển thức ăn nhanh hơn bình thường. Ở những người khác, các triệu chứng hội chứng ruột kích thích lại liên quan đến táo bón do ruột di chuyển chậm hơn bình thường.

Do đó, hội chứng ruột kích thích là tình trạng có thể dẫn đến giảm hoặc tăng cân ở một số người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh bị đau bụng nên khiến họ ăn ít calo hơn bình thường. Vì vậy, có mối liên hệ giữa giảm hoặc thừa cân với hội chứng ruột kích thích.

Một giả thuyết cho rằng có một số hormone nhất định được tạo ra trong đường tiêu hóa để điều chỉnh cân nặng. Một số loại hormone ở mức bất thường đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, mức bất thường này có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến. Những thay đổi về nồng độ hormone đường ruột này là yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý cân nặng, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

4. Hội chứng ruột kích thích ăn gì?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được các triệu chứng khi mắc hội chứng ruột kích thích, nhưng có một số cách giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, bao gồm ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm chất xơ. Dưới đây là chế độ giảm hoặc tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ.
  • Có chế độ ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate nguyên hạt.
  • Bổ sung từ từ chất xơ vào chế độ ăn uống sẽ giảm khả năng đầy hơi và chướng bụng. Cố gắng bổ sung từ 2 đến 3 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước để giảm thiểu các triệu chứng.
  • Tránh đồ uống có cồn, thực phẩm có lượng chất ngọt nhân tạo, đậu và cải bắp, sản phẩm sữa nguyên chất, đồ chiên.
  • Ghi nhật ký về các loại thực phẩm bạn ăn để xem liệu những loại thực phẩm đó có làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn hay không.

Tóm lại, giảm hoặc tăng cân có thể là một triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm các triệu chứng cũng như duy trì cân nặng hợp lý. Trong trường hợp các phương pháp ăn kiêng không giúp cải thiện triệu chứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến bạn giảm hoặc tăng cân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Eating, diet, and nutrition for irritable bowel syndrome. (2015). niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome/Pages/eating-diet-nutrition.aspx
  • Foods to choose if you have mixed irritable bowel syndrome. (2015). my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Irritable_Bowel_Syndrome_hội chứng ruột kích thích /hic_Foods_to_Choose_if_You_Have_Mixed_Irritable_Bowel_Syndrome
  • Freeman K. (2010). Irritable bowel syndrome. clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/gastroenterology/irritable-bowel-syndrome/
  • Irritable bowel syndrome (hội chứng ruột kích thích ). (2017). familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome.html
  • Irritable bowel syndrome. (n.d.). patients.gi.org/topics/irritable-bowel-syndrome/
  • Irritable bowel syndrome diet. (2011). upmc.com/patients-visitors/education/gastro/Pages/irritable-bowel-syndrome-diet.aspx
  • Low FODMAP diet. (n.d.). stanfordhealthcare.org/medical-treatments/l/low-fodmap-diet.html
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan