Viêm tụy cấp

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội tiêu hoá - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Viêm tụy cấp thường gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện với tình trạng bệnh cảnh đau bụng cấp. Bệnh xảy ra với tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô tụy, bao gồm cả các tổn thương kèm theo ở nhiều mức độ khác nhau của những cơ quan gần đó và biến chứng toàn thân. Tình trạng diễn biến viêm tuỵ cấp có thể từ nhẹ đến nặng và thậm chí gây tử vong.

1. Viêm tuỵ cấp

Viêm tụy cấp xảy ra với tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy, thậm chí cả các mô lân cận. Tác nhân của viêm tụy cấp thường gặp do sỏi mật hoặc uống rượu kéo dài. Mức độ nghiêm trọng của viêm tuỵ cấp có thể phân loại theo thang từ nhẹ đến nặng và rất nặng.

Tình trạng sỏi mật gây ra khoảng 40% những trường hợp mắc viêm tuỵ cấp. Cơ chế chính của quá trình này là do sỏi mật chưa được phát hiện, liên quan đến tăng áp lực trong ống tụy gây ra tắc nghẽn ở bóng vater hoặc phù do viêm sỏi di chuyển.

Tình trạng cao huyết áp cũng có thể dẫn đến kích hoạt bất thường các enzyme tiêu hoá từ tế bào trung tâm tuyến nang, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng độc hại tới chính acid mật đối với tế bào trung tâm tuyến nang. Viêm tuỵ cấp do sỏi mật hiếm gặp trong thai kỳ, trường hợp xảy ra thì có thể xuất hiện trong quý ba của quá trình thai kỳ.

Rượu cũng được xem như một trong những yếu tố gây nên tình trạng viêm tuỵ cấp. Tình trạng bệnh chỉ xảy ra sau nhiều năm sử dụng rượu, nguy cơ tiến triển thành viêm tụy tăng khi mức độ uống rượu ngày càng tăng, chẳng hạn mức tiêu thụ rượu từ 4 - 7 lần mỗi ngày đối với nam giới, lớn hơn hoặc bằng 3 lần mỗi ngày đối với nữ giới. Hơn nữa, số lượng rượu sử dụng ở mức thấp và vừa cũng tác động xấu đối với tình trạng viêm tụy mãn tính. Viêm tụy cấp liên quan đến rượu có thể tiến triển ở một số ít người nghiện rượu và yếu tố này cũng được xem là kích hoạt tạo thành viêm tuỵ.

Các tế bào trung tâm tuyến nang của tuỵ khi chuyển hoá rượu thành các chất độc hại thông qua các quá trình oxy hóa, sẽ gây ra tác động khiến tế bào tự tiêu hoá và tuỵ có thể bị hoại tử, viêm và thậm chí chết tế bào.

Những tác động liên quan đến tụy bao gồm tăng lượng enzym gây bất ổn các hạt lysossmal và zymogen, tăng canxi cũng như kích hoạt tế bào hình sao của tuỵ. Một nguyên nhân khác của viêm tuỵ do rượu có thể là do tăng xu hướng hình thành các đốm protein trong các ống tuỵ.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng viêm tuỵ cấp, như:

  • Do tắc nghẽn khác: U tụy, u bóng Vater, giun chui ống mật, dị vật..
  • Do chấn thương đụng dập tụy, phẫu thuật vùng quanh tụy, nội soi mật tụy ngược dòng..
  • Do rối loạn chuyển hóa tăng mỡ máu, tăng canxi máu..
  • Do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng..
  • Do thuốc, độc chất..
  • Đột biến trội trên nhiễm sắc thể thường của gen trypsinogen cation. Các đột biến khác cũng có thể ảnh hưởng nhưng mức độ thấp hơn và không rõ ràng về mặt lâm sàng. Tuy nhiên, tình trạng gen gây ra xơ nang có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm tuỵ cấp cũng như viêm tụy mãn tính.
  • Và có khoảng 10 – 15 % không tìm được nguyên nhân.
Viêm tuỵ cấp
Hình ảnh viêm tuỵ cấp và viêm tụy mạn

2. Triệu chứng của viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp tính gây đau bụng trên với mức độ diễn ra liên tục. Cơn đau có thể lan đến phần lưng, đau thường xuất hiện đột ngột ở viêm tụy do sỏi mật hoặc viêm do rượu. Thời gian xuất hiện cơn đau có thể kéo dài vài ngày. Khi ở trong thời điểm này, các hoạt động như ngồi lên và nghiêng về phía trước có thể làm giảm đau, nhưng ho hoặc cử động mạnh, hít sâu sẽ làm cơn đau tăng lên. Đồng thời, xảy ra các triệu chứng phổ biến như buồn nôn và ói mửa.

Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dữ đội cùng với tình trạng vật vã, đổ mồ hôi, mạch đập có thể lên tới 100 đến 140 nhịp/phút. Hơi thở nhanh và nông. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như:

  • Nhận thức suy giảm, thậm chí tới mức bán hôn mê.
  • Củng mạc mắt vàng xuất hiện do tắc nghẽn ống mật bởi tình trạng sỏi hoặc viêm và sưng ở vị trí đầu tuỵ.
  • Hơn nữa, phổi có thể bị giới hạn vận động cơ hoành và có khả năng gây nên tình trạng xẹp phổi.
  • Bệnh nhân có thể bị liệt ruột và dẫn đến giảm nhu động ruột, chướng bụng. Nhiễm trùng tuỵ hoặc trong các ổ tụ dịch liền kề, người bệnh sốt và tăng bạch cầu có thể nghi ngờ tình trạng nhiễm độc. Nếu tình trạng này tiến triển ngày một xấu có thể dẫn đến suy đa tạng.

3. Các biến chứng có thể xảy ra đối với trường hợp viêm tuỵ cấp

Viêm tuỵ cấp có thể dẫn đến các rối loạn khác nhau ở những thời điểm mắc bệnh khác nhau. Viêm tụy cấp tính thường được phân 2 giai đoạn riêng biệt, đó là giai đoạn viêm tuỵ cấp sớm (thời gian xuất hiện có thể trong vòng một tuần) và giai đoạn viêm tuỵ cấp muộn (thời gian xuất hiện nhiều hơn một tuần).

Đối với giai đoạn đầu thường liên quan đến sinh lý bệnh học của các đợt viêm. Bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống kéo dài, nguy cơ bị suy đa tạng và sốc trong giai đoạn sớm. Tử vong ở giai đoạn sớm viêm tuỵ cấp do hậu quả của suy đa tạng.

Giai đoạn viêm tuỵ cấp muộn ít hơn, chiếm khoảng 20% số bệnh nhân mắc viêm tuỵ cấp, ở giai đoạn này được đặc trưng bởi sự đáp ứng của viêm toàn thân dai dẳng, các biến chứng có thể xuất hiện tại chỗ hoặc nhiều hơn hai vị trí. Các biến chứng viêm tuỵ cấp tại chỗ thường bao gồm: Nguy cơ xuất hiện huyết, vỡ hoặc nhiễm trùng; sự tích tụ dịch cấp tính của các tổ chức bị hoại tử (dịch hoại tử cấp) có nguy cơ gây nhiễm trùng; huyết khối tĩnh mạch lách, hình thành giả phình mạch, tắc nghẽn ống tuỵ dẫn đến cổ trướng, tràn dịch màng phổi....

Sự tích tụ các chất lỏng giàu enzyme tuỵ hình thành tại chỗ hoặc xung quanh tuyến tuỵ có thể tự khỏi. Nhưng ở một số bệnh nhân, sự tích tụ này lại hình thành các nang giả. Một nang giả được xem như một vị trí tích tụ chất lỏng thường ở bên ngoài tuỵ với các tổ chức hoại tử. Các nang giả có một bao xơ mà không có lớp biểu bì, các túi giả có thể xuất huyết và vỡ ra bất kỳ lúc nào.

Sự tích tụ cấp tính xảy ra trong viêm tụy hoại tử không có vách ngăn và có thể chứa các chất lỏng, rắn. Hoại tử có thể bao gồm các thành phần như nhu mô tuyến tụy hoặc mô quanh tuỵ. Hoại tử có vách ngăn có thể do hoại tử đã bị hóa lỏng sau khoảng thời gian từ 5 - 6 tuần. Khoảng 1⁄3 số bệnh nhân hoại tử tuỵ có thể bị gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột và có tỷ lệ mắc tình trạng này rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.

nhiễm khuẩn đường ruột
Viêm tuỵ cấp có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột

Tử vong ở giai đoạn cuối của quá trình viêm tụy cấp thường xảy ra do sự kết hợp với nhiều yếu tố, trong đó bao gồm suy đa tạng, nhiễm trùng hoặc các biến chứng do can thiệp ngoại khoa, nội soi.

4. Chẩn đoán viêm tụy cấp

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng: Đau, nôn, bí, trướng, tình trạng nhễm trùng..

Xét nghiệm máu, nước tiểu thấy men tụy tăng cao, các dấu hiệu viêm, nhiễm trùng, các dấu hiệu gợi ý tìm nguyên nhân như tắc mật.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Siêu âm tụy: Là phương pháp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và phổ biễn ở nhiều cơ sở y tế, có thể phát hiện viêm tụy và một số nguyên nhân đặc biệt là do tắc nghẽn. Tuy nhiên Viêm tuy cấp bệnh nhân thường hay có chướng hơi trong ổ bụng gây khó khăn khi thực hiện siêu âm, và không đánh giá đượ cmuwsc độ năng của viêm tụy.
  • Chụp cắt lớp vị tính hoặc cộng hưởng từ: Chụp cắt lớp vi tính (CT) với thuốc cản quang hoặc chụp CHT (MRI) với thuốc đối quang có giá trị cao hơn trong chẩn đoán khắc phục được yếu điểm của siêu âm, đồng thời cho phép đánh giá kỹ hơn về tổn thương ở tụy cũng như biến chứng của VTC như là đánh giá bờ tụy, tổn thương nhu mô, mức độ hoại tử, đám dịch quanh tụy. Thông qua kết quả chụp cắt lớp có thể đánh giá được mức độ nặng theo bảng điểm Balthazar để quyết định điều trị và tiên lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

816 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan