Nuôi dưỡng người bệnh qua đường ống thông dạ dày

Việc ăn uống bằng miệng sẽ đem đến cảm giác thoải mái và ngon miệng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân gặp một số vấn đề không thể ăn qua đường miệng cần phải đặt đường ống thông dạ dày để nuôi dưỡng.

1. Chỉ định nuôi dưỡng ống thông dạ dày

Trong giai đoạn điều trị bệnh, mọi sự hỗ trợ dinh dưỡng đều có tác dụng hỗ trợ, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong trường hợp người bệnh không thể ăn qua đường miệng thì cần phải mở ống thông dạ dày để nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày.

Chỉ định đặt ống thông dạ dày đối với những bệnh nhân không thể tự mình nhai nuốt được ví dụ như: Chấn thương đầu mặt cổ, người tai biến mạch máu não, tắc nghẽn đường tiêu hóa trong ung thư thực quản, ung thư vòm họng, miệng,... hay những bệnh lý khác.

Chống chỉ định nuôi qua đường ống thông trong những trường hợp:

  • Tất cả các trường hợp thành trước dạ dày không áp sát vào thành bụng: cổ trướng mức độ vừa và nặng, gan to đặc biệt là gan trái, lách to, người bệnh đã phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Tắc ruột (trừ trường hợp mở dạ dày ra da để giải áp), bán tắc ruột, hẹp khít môn vị.
  • Các bệnh lý thâm nhiễm dạ dày
  • Tiêu chảy sau viêm phúc mạc sau thủng tạng rỗng
  • Người bệnh thẩm phân phúc mạc, bệnh lý dạ dày
Nuôi qua đường ống thông
Chỉ định đặt ống thông dạ dày đối với những bệnh nhân không thể tự mình nhai nuốt

2. Quy trình nuôi qua đường ống thông

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết để nuôi qua đường ống thông thì tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra xem ống mở ống thông dạ dày còn ở đúng vị trí trong dạ dày hay không.

Bước 2: Nối ống thông dạ dày với túi đựng thức ăn lỏng, sau đó điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo. Hoặc có thể sử dụng bơm tiêm 50ml để bơm trực tiếp thức ăn lỏng vào ống mở ống thông dạ dày.

Bước 3: Đối với truyền qua ống thông thì thời gian mỗi lần cho ăn khoảng 3-6 tiếng. Sau mỗi lần cho ăn, cần rửa sạch ống thông bằng cách bơm nước sôi để nguội hoặc nước vô khuẩn.Lượng dịch nuôi ăn qua ống thông dạ dày bắt đầu với 40ml/4giờ, sau đó tăng dần 25ml/ mỗi 12 giờ để đạt được 250ml/4 giờ.

Đối với bệnh nhân nuôi qua đường ống thông thì cần theo dõi tình trạng tiêu hóa:Tiêu chảy, nôn, cân nặng....

Nuôi qua đường ống thông
Trong trường hợp người bệnh không thể ăn qua đường miệng thì cần phải mở ống thông dạ dày để nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

3. Công thức dinh dưỡng nuôi qua đường ống thông

Loại công thức dinh dưỡng cho người bệnh nuôi qua đường ống thông dạ dày là dựa trên nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Có nhiều loại công thức cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh đặc biệt như bệnh tiểu đường, bệnh cao mỡ máu,...

Dinh dưỡng có thể được đưa vào cơ thể liên tục hoặc chia nhỏ thành 3 – 6 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 chén. Dinh dưỡng qua ống thông dạ dày đôi khi được sử dụng khi bệnh nhân có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn qua đường miệng nhưng không đủ để duy trì sức khỏe. Chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể qua ống thông có thể tăng thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Nuôi qua đường ống thông dạ dày được thực hiện khi người bệnh không có khả năng tự nuốt hoặc gặp một số bệnh lý không thể ăn bằng đường miệng được. Được thực hiện bằng cách đưa chất dinh dưỡng ở dạng lỏng vào một ống thông với dạ dày giúp nhằm nuôi dưỡng sức khỏe người bệnh thay đường ăn bằng miệng. Bệnh nhân được nuôi qua đường ống thông cần được kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện nhiễm trùng hoặc chảy máu tại nơi ống thông đi vào cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan