Ăn tỏi có hại dạ dày không?

Tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn tăng hương vị, thơm ngon mà còn được dùng như là một vị thuốc tự nhiên chữa các bệnh như cảm cúm, ho. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tỏi có hại dạ dày không hoặc người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không luôn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cho biết công dụng cũng như tác hại của việc ăn nhiều tỏi đối với dạ dày.

1. Công dụng của tỏi với sức khỏe của con người

Tỏi đã được biết đến từ lâu không chỉ là gia vị giúp món ăn tăng hương vị, thơm ngon mà còn được dùng như là một vị thuốc tự nhiên chữa các bệnh như cảm cúm, ho. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, allicin, fructan, liallyl sulfide và các vitamin A, B, C, D,... Cụ thể, tỏi có các công dụng như sau:

  • Allicin – một chất kháng sinh tự nhiên có trong tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, có công dụng diệt khuẩn và chống viêm nhiễm.
  • Tỏi chống viêm loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị dạ dày và giảm đau dạ dày hiệu quả. Do đó, người bệnh bị đau dạ dày vẫn có thể ăn tỏi nhưng chỉ ăn đủ và phải ăn đúng cách, không nên ăn nhiều.
  • Ngoài tác dụng điều trị đau thượng vị và cơn đau dạ dày, tỏi còn giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
  • Tỏi giúp giảm mỡ máu, giảm tình trạng cholesterol bám vào thành mạch máu từ đó tỏi giúp bảo vệ tim mạch phòng ngừa các bệnh lý như tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Tỏi giảm viêm các khớp.

2. Tỏi có tốt cho dạ dày hay không?

Tỏi vừa là gia vị thơm ngon vừa là một nguyên liệu thuốc đông y tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu ăn nhiều tỏi có hại dạ dày không hoặc người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không luôn là thắc mắc của nhiều người. Và ăn tỏi đen có hại dạ dày không cũng là câu hỏi thường gặp. Câu trả lời cho những câu hỏi trên chính là có. Mặc dù tỏi có tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa vì chứa nhiều dưỡng chất nên những người mắc bệnh dạ dày vẫn có thể ăn tỏi để giảm cơn đau nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều tỏi thì sẽ có hại cho dạ dày vì những lý do sau.

  • Trong tỏi có chứa fructan là một hợp chất gây ra nhiều vấn đề cho dạ dày và đường ruột. Ăn tỏi quá nhiều sẽ kích thích trực tiếp đường tiêu hoá, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó có thể gây ra các triệu chứng cồn cào, ợ nóng, đầy hơi thậm chí là viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Chất allicin trong tỏi có thể gây tan máu, dẫn tới thiếu máu. Những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường cần phải cẩn trọng khi dùng tỏi.
  • Ăn quá nhiều tỏi có thể gây hại đến mắt và gan.
tỏi có hại dạ dày không
Giải đáp ăn tỏi có hại dạ dày không?

3. Cách chế biến tỏi đúng cách không gây hại dạ dày

Để phát huy tối đa công dụng của tỏi đối với đường tiêu hoá, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn tỏi nhưng phải ăn đủ lượng, ăn đúng cách và có khoa học. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, để phát huy hiệu quả công dụng điều trị bệnh, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 10g tỏi. Ngoài ra, ăn tỏi cũng phải thực hiện đúng cách. Tỏi có thể ăn tươi, nấu chín cùng thức ăn hoặc lên men thành tỏi đen. Cách ăn tỏi đúng là phải băm tỏi thật nhuyễn, sau đó để trong không khí khoảng 10 – 15 phút rồi mới được ăn hoặc chế biến. Vì alliin là thành phần chính có trong tỏi tươi chứ không phải allycin tự do, nên chỉ sau khi băm nhuyễn, hợp chất này dưới tác dụng của enzyme alliinase sẽ bị thủy phân tạo ra chất allycin.

Thực tế, tỏi dù băm nhuyễn hay nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý của nó. Tỏi tươi sau quá trình lên men với điều kiện thời gian, nhiệt độ và độ ẩm nghiêm ngặt sẽ tạo thành tỏi đen. Chúng có chứa các chất như đường Fructose, sulfur hữu cơ, polyphenol và đặc biệt hoạt chất chính là S-allyl-L-cysteine (SAC) có hàm lượng tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi tươi. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh, bảo vệ tim mạch và cải thiện chức năng tiêu hoá.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan