Vì sao bạn nôn ói nhiều sau khi say rượu?

Buồn nôn sau khi uống rượu là một biểu hiện thường gặp. Đặc biệt là những người uống một lượng lớn rượu. Vậy, vì sao bạn buồn nôn sau khi uống rượu? Cách trị buồn nôn sau khi uống rượu thế nào?

1. Buồn nôn sau uống rượu là gì?

Buồn nôn, nôn là phản xạ của cơ thể để bảo vệ, loại bỏ chất độc trong dạ dày. Nó được kích thích bởi hệ thần kinh và thể dịch. Bạn bị buồn nôn sau uống rượu là tình trạng trung tâm kiểm soát nôn bị kích hoạt. Trung tâm này nằm ở vị trí 2 bên sàn não thất 4, gần với vùng postrema.

Buồn nôn sau uống rượu xuất hiện sau khoảng 1 – 2 phút khi có sự xuất hiện của việc tăng sóng chậm dạ dày. Kèm theo đó là sự gia tăng của các chỉ số trong máu như:

  • Cortisol;
  • Beta endorphin;
  • Epinephrine;
  • Norepinephrine;

2. Vì sao buồn nôn sau khi uống rượu?

Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn bị buồn nôn sau khi uống rượu. Gan là nơi giải độc, khi nó không thể xử lý được lượng rượu trong cơ thể. Lúc này, nôn sẽ là cách tốt nhất giúp loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể.

Một số đối tượng không uống được nhiều rượu, họ có thể bị ngộ độc nếu uống quá nhiều. Một số triệu chứng ngộ độc rượu như:

  • Nôn;
  • Lú lẫn;
  • Co giật;
  • Mất phối hợp;
  • Thở không đều;
  • Bất tỉnh;
  • Nôn ra máu.

Vậy vì sao buồn nôn sau khi uống rượu? Buồn nôn khi uống rượu có thể xuất phát từ:

  • Mất cân bằng: Khi uống rượu, chất kích thích khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Rượu khiến cho bạn bị mất cân bằng từ đó gây ra tình trạng buồn nôn, nôn.
  • Nhịp tim không đều: Rượu có thể khiến cho nhịp tim, nhịp thở bị ảnh hưởng. Bạn có thể thấy tim đập nhanh hơn khi uống rượu.
  • Hạ thân nhiệt: Thân nhiệt bị hạ sau khi uống rượu, điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Dạ dày bị kích thích : Rượu có thể khiến cho dạ dày bị kích thích. Bạn có thể cảm thấy cồn cào, khó chịu trong bụng, gây ra tình trạng buồn nôn, nôn ói.
  • Vấn đề thần kinh: Rượu có chứa chất kích thích, cồn,... Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến thần kinh, khiến bạn nôn, co giật,...
  • Mất nước: Rượu cũng khiến cho bạn bị mất nước, lâu dài có thể ảnh hưởng đến não bộ. Đây cũng là lý do khiến bạn cảm giác khô miệng, muốn uống nước, cảm giác buồn nôn sau khi uống rượu.

3. Buồn nôn sau uống rượu không được chủ quan

Mặc dù việc nôn, buồn nôn sau uống rượu rất thường gặp. Thậm chí nhiều người nghĩ rằng, khi nôn sẽ giúp mình nhanh tỉnh rượu. Tuy nhiên, nếu bị bị nôn liên tục khi uống rượu, thì cần phải thận trọng. Vì nó có thể cảnh báo các vấn đề về sức khoẻ như:

  • Liệt dạ dày nhẹ: Bệnh này xuất hiện do những tác động khi thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột. Rượu khiến cho tốc độ tiêu hoá trong dạ dày bị ảnh hưởng. Việc tiêu hoá thức ăn sẽ chậm hơn, chất protein trong dạ dày bắt đầu bị phân huỷ, tạo ra các chất độc gây ra tình trạng nôn.
  • Ngộ độc rượu: Đây có thể là biểu hiện của ngộ độc rượu. Tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Nhiễm ketoacidosis: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn buồn nôn sau uống rượu. Trong khi tế bào của cơ thể cần đường và insulin thì rượu lại khiến cho tuyến tụy dừng sản xuất ra insulin. Điều này sẽ khiến cho bạn buồn nôn, nôn liên tục sau uống rượu.

4. Cách trị buồn nôn sau khi uống rượu

Buồn nôn sau khi uống rượu không thể xem thường. Một số cách hết buồn nôn sau khi uống rượu bạn có thể áp dụng như:

  • Uống trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm, giúp giảm buồn nôn rất tốt. Bạn có thể mua gói trà gừng hoặc pha 1 vài lát gừng tươi vào cốc nước ấm để uống.
  • Không ăn uống trong 1 -2h: Cách trị buồn nôn sau khi uống rượu đó là bạn không nên ăn gì trong 1 – 2h sau khi uống rượu. Bạn có thể uống nước đun sôi để nguội từng ngụm nhỏ để giải rượu.
  • Tránh đồ uống từ quả có múi: Các loại nước ép từ cam, bưởi, chanh, quất,... không nên sử dụng trong khi say rượu vì nó có thể dễ gây nôn và hại dạ dày.
  • Ăn đồ dễ tiêu hoá: Nếu bạn buồn nôn sau khi uống rượu nhưng không nôn thì để giảm tình trạng này, bạn có thể ăn một lát bánh mỳ khô, cháo nóng,...

Ngoài ra, để trị buồn nôn sau khi uống rượu bạn cần theo dõi những ngày tiếp theo. Có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali và canxi như:

  • Chuối;
  • Khoai tây;
  • Sữa không đường;
  • Rau xanh thẫm;
  • Đậu;
  • Tôm;
  • Hàu.

Nếu có các dấu hiệu bất thường của ngộ độc rượu, hãy chủ động đi khám.

5. Phòng ngừa buồn nôn sau uống rượu

Để ngăn ngừa buồn nôn sau khi uống rượu bạn cần chú ý:

  • Ăn trước khi uống rượu;
  • Không uống quá nhiều rượu;
  • Phải ăn thêm thức ăn trong khi uống;
  • Không uống liên tục, cốc đầy;
  • Không pha lẫn nước ngọt, đồ uống khác cùng rượu;
  • Sau khi uống rượu bạn nên uống nhiều nước. Việc làm này giúp hạn chế tác động của rượu với cơ thể.

Như vậy, buồn nôn sau khi uống rượu là tình trạng thường gặp. Cách trị buồn nôn sau uống rượu như uống trà gừng, nghỉ ngơi, ăn đồ dễ tiêu... là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Ngoài ra, buồn nôn sau khi uống rượu nếu kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì bạn cần đi khám sớm để được xử trí phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dextrose natri
    Công dụng thuốc Dextrose- natri

    Thuốc Dextrose natri chứa hoạt chất glucose sodium chloride được chỉ định trong trường hợp thiếu hụt carbohydrat, mất nước do tiêu chảy cấp, hạ đường huyết do nhiều nguyên nhân... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ...

    Đọc thêm
  • Aprepitant
    Tác dụng của thuốc Aprepitant

    Aprepitant là một loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng buồn nôn hay nôn trong một số trường hợp cụ thể. Vậy thuốc Aprepitant là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • metadroxyl
    Công dụng thuốc Metadroxyl

    Metadroxyl là thuốc được chỉ định trong điều trị dự phòng và khắc phục những tác hại của rượu và các loại đồ uống có cồn đối với sức khỏe như ngộ độc rượu, bia cấp tính hoặc mãn tính. ...

    Đọc thêm
  • Rối loạn nhịp tim
    Hội chứng tim ngày lễ - Holiday heart syndrome.

    Năm 1978, Philip Ettinger đặt ra thuật ngữ Hội chứng tim ngày lễ (HHS) là "một rối loạn nhịp tim cấp tính và/hoặc rối loạn dẫn truyền của tim, liên quan đến việc uống nhiều rượu ở những người khoẻ ...

    Đọc thêm
  • cinvanti
    Công dụng thuốc Cinvanti

    Việc điều trị các loại ung thư với hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó có tình trạng nôn. Lúc này, Cinvanti có thể được chỉ định kèm trong liệu trình của bạn ...

    Đọc thêm