8 sự thật về bệnh tim mạch ở phụ nữ mà bạn cần biết

Bệnh tim mạch ở phụ nữ chính là mối đe doạ sức khoẻ lớn nhất của họ. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng của nhiều phụ nữ hơn cả ung thư vú và ung thư phổi cộng lại. Tuy nhiên, thông điệp này vẫn chưa được truyền thông rộng rãi và dường như phụ nữ cũng chưa nhận ra sự nguy hiểm thực sự của bệnh tim mạch đối với họ lớn đến mức nào.

Bệnh tim mạch ở phụ nữ đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), có 42,1 triệu phụ nữ mắc bệnh tim mạch vào năm 2004, dẫn đến khoảng 461.000 ca tử vong. Các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh tim thường không được chú ý, đôi khi ngay cả các bác sĩ cũng không chú ý đến vì chúng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Dưới đây là 8 sự thật mà bạn cần biết về các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như những bước bạn và bác sĩ có thể thực hiện để bảo vệ bạn.

Sự thật 01: Lượng cholesterol máu và huyết áp ở mức bình thường vẫn có nguy cơ bị bệnh tim

Cholesterol máu và huyết áp đều là những yếu tố góp phần gây ra bệnh tim ở phụ nữ. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng có tầm quan trọng lớn. Cân nặng và lượng đường máu cũng vậy. Những phụ nữ thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn.

Sự thật 02: Nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện ở phụ nữ trẻ tuổi

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất hiện nay là estrogen và các hormone khác có thể bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim nên phụ nữ trẻ không cần phải lo lắng các yếu tố nguy cơ. Nhưng sự thật lại khác xa như vậy. Hàng năm vẫn có nhiều phụ nữ trẻ bị các bệnh lý về tim và tử vong. Theo AHA, có đến 16.000 ca tử vong và 40.000 ca nhập viện liên quan đến tim ở phụ nữ dưới 55 tuổi.

Nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trẻ tuổi vẫn diễn ra hằng năm
Nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trẻ tuổi vẫn diễn ra hằng năm

Sự thật 03: Các vấn đề sức khỏe xảy ra trong thai kỳ có thể là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim sau này

Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai thường được cho rằng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng theo thời gian, các bác sĩ nhận thấy rằng chúng có tác động và ảnh hưởng kéo dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Tiền sản giật làm tăng gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ ở tuổi trung niên; Bệnh tiểu đường thai kỳ thường là giai đoạn khởi đầu cho tình trạng không dung nạp glucose và các tình trạng tiền tiểu đường khác góp phần gây béo phì và các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tim sau này.

Sự thật 04: Bệnh tim mạch ở phụ nữ xuất hiện thêm các triệu chứng không điển hình

Bên cạnh các dấu hiệu “điển hình” của cơn đau tim như đau ngực và đau lan xuống cánh tay trái, phụ nữ có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng "không điển hình" hơn, bao gồm rối loạn tiêu hóa, đau ở hàm, vai hoặc lưng trên hoặc đôi khi chỉ là mệt mỏi tột độ.

Nếu bạn là người tập thể dục thường xuyên và chạy 5km mỗi ngày và đột nhiên bạn chỉ có thể chạy 1km mỗi ngày thì đó là điều cần chú ý. Nếu bạn thấy mình buồn nôn, đau bụng và nôn mửa mỗi khi gắng sức,... đó cũng là dấu hiệu bạn cần gặp bác sĩ của mình.

Rối loạn tiêu hoá là biểu hiện không điển hình của bệnh tim mạch ở phụ nữ
Rối loạn tiêu hoá là biểu hiện không điển hình của bệnh tim mạch ở phụ nữ

Sự thật 05: Các vấn đề về tim có thể là dấu hiệu của bệnh tim nhưng không phải lúc nào cũng vậy

Mặc dù bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhịp tim đều có thể là dấu hiệu của bệnh tim nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là một quy tắc cứng nhắc. Đôi khi, chúng lại là manh mối của những căn bệnh hoặc vấn đề khác không liên quan đến sức khỏe tim mạch.

Sự thật 06: Cơn bốc hỏa là dấu hiệu của bệnh tim mạch ở phụ nữ

Mặc dù các cơn bốc hỏa thường liên quan đến và gây ra bởi sự thay đổi hormone của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nhưng chúng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh tim. Cơn bốc hoả phụ thuộc vào cách thức và thời điểm chúng xảy ra. Nếu bạn bị bốc hỏa khi đang ngồi xem tivi hoặc nói chuyện điện thoại, thì đó có thể chỉ là do thay đổi nội tiết tố.

Sự thật 07: Không phải tất cả phụ nữ đều cần uống aspirin hàng ngày.

Ngoài tác dụng chống viêm của aspirin có thể giúp ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim. Hay những người có tiền sử bệnh tim, thì việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm không steroid - bao gồm cả aspirin - cũng đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và chảy máu não.

Đối với những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, việc dùng aspirin hàng ngày vượt xa lợi ích sức khỏe tim mạch.

Nếu bạn không có yếu tố nguy cơ nào đối với bệnh tim, nếu bạn không có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, thì bạn không nên dùng aspirin mỗi ngày.

Nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trẻ tuổi vẫn diễn ra hằng năm
Không cần uống aspirin hằng ngày nếu bạn không có nguy cơ bệnh tim

Sự thật 08: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau tim

Theo AHA, trung bình, phụ nữ hút thuốc bị đau tim sớm hơn 19 năm so với những người không hút thuốc. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và việc dừng hút thuốc ở mọi lứa tuổi sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ đó.

Chúng ta cần nhận thức rằng tình trạng nhồi máu cơ tim nói riêng và bệnh tim mạch nói chung ở phụ nữ đã không còn là vấn đề xa lạ và chỉ xảy ra ở nam giới. Phụ nữ cũng đối mặt với rủi ro cao và cần phải hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và biểu hiện. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, thực hiện các xét nghiệm định kỳ và tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời, việc tăng cường ý thức cộng đồng về vấn đề này có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim trong cộng đồng. Đối mặt với thách thức của nhồi máu cơ tim, sự thông tin và sẵn sàng hành động sẽ là chìa khóa để giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh và mạnh mẽ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan