Ba dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ cần phải chú ý

Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ lại không được nhiều người biết đến và thường bị bỏ qua, không chú ý đến trong thời gian dài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ không kịp thời ngăn chặn các cơn đau tim.

1. Đau tim ở phụ nữ

Hầu hết các dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ sẽ giống với nam giới. Khoảng 70% phụ nữ sẽ có cảm giác đau tức ngực nhưng 30% sẽ xuất hiện những triệu chứng không phổ biến khác bao gồm: cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hụt hơi khó thở, mất các khả năng làm những việc quen thuộc trước đây và hay thức giấc giữa đêm.

Mặc dù, cơ thể chúng ta rất thông minh trong việc đưa ra tín hiệu khi có điều gì đó không ổn. Bạn thường xuyên cũng liên tưởng đau, cảm giác nặng ở ngực với cơn đau tim. Tuy nhiên, phụ nữ đặc biệt cần chú ý đến các dấu hiệu khác của vấn đề về tim

2. Ba dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ mà mọi người ít biết đến

2.1 Cảm giác vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Phụ nữ luôn phải bận rộn với công việc và gia đình nên họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi do các vấn đề bệnh tim mạch sẽ nghiêm trọng và gây suy nhược cơ thể hơn nhiều.

Phụ nữ có nguy cơ đau tim sẽ cảm thấy kiệt sức đột ngột khi tập thể dục theo thói quen hằng ngày. Thời gian trước, họ có thể đi bộ lên vài tầng cầu thang, nhưng khi đã mắc các vấn đề tim mạch, họ hầu như không thể đi lên được một tầng lầu.

Những dấu hiệu khác cần chú ý bao gồm: cảm giác ngực bị đè nén nặng nề, khó thở dù không gắng sức, mệt mỏi sau những hoạt động đơn giản như dọn giường, lau nhà, mua sắm...

Khó thở khi không gắng sức cảnh báo nguy cơ đau tim
Khó thở khi không gắng sức cảnh báo nguy cơ đau tim

2.2 Hụt hơi

Khi tuổi tác ngày càng lớn, phụ nữ sẽ cảm thấy việc thiếu vận động và cân nặng tăng dần sẽ dẫn đến tình trạng khó thở. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim.

Khi phụ nữ cảm thấy khó thở tăng dần khi nằm, và dễ tở hơn khi ngồi dậy, dấu hiệu này có khả năng họ đang bị suy tim. Bên cạnh đó, cảm giác khó thở đột ngột khi không tập thể dục, không gắng sức cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo đau tim cần được lưu ý ở phụ nữ.

2.3 Không có khả năng làm những gì bản thân có thể làm trước đây

Đây không phải là dấu hiệu đau tim phổ biến do nó phụ thuộc nhiều hơn năng lượng trong cơ thể và tình trạng sức khoẻ tổng thể của người phụ nữ. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý khi cơ thể có sự thay đổi đáng kể về các chức năng vận động (chẳng hạn như trước kia mọi người có thể chạy bộ 20 phút nhưng hiện tại chỉ có thể tập được 10 phút).

Thời gian tập thể dục giảm đi đáng kể cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim
Thời gian tập thể dục giảm đi đáng kể cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim

3. Một số dấu hiệu tiềm ẩn khác

Mỗi người có một dấu hiệu cảnh báo đau tim khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu phổ biến mà mọi người cần phải chú ý:

  • Đau cổ, hàm, cánh tay và lưng: Cơn đau lan từ hàm đến lưng, cổ hoặc cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu mọi người cảm thấy đau nhưng không phải đau cơ và đau ở một vị trí khớp cụ thể, đó cũng có thể là do bệnh tim mạch gây nên. Mọi người nên đi kiểm tra khi cảm giác khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn khi đang gắng sức hoặc vừa kết thúc bài tập thể dục.
  • Đổ mồ hôi đột ngột: Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bốc hỏa. Tuy nhiên, đổ mồ hôi đột ngột hoặc kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc tức ngực cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Đổ mồ hôi lạnh khi không có nguyên nhân gây căng thẳng, hoặc đổ mồ hôi và khó thở đi kèm với các triệu chứng khác (chẳng hạn như đau ngực hoặc mệt mỏi) cũng là những dấu hiệu đáng lo ngại
  • Đau ngực: Đau tức ngực là dấu hiệu đau tim rất phổ biến, bệnh nhân sẽ cảm thấy lồng ngực bị gây áp lực, đè nặng trong thời gian dài và xuất hiện những cơn đau âm ỉ.
Đổ mồ hôi đột ngột là dấu hiệu đau tim phổ biến ở phụ nữ
Đổ mồ hôi đột ngột là dấu hiệu đau tim phổ biến ở phụ nữ

3. Khi nào cần gọi cấp cứu?

Mọi người nên gọi cấp cứu để được bác sĩ hỗ trợ nếu bản thân xuất hiện tình trạng đau ngực hoặc khó chịu đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây (đặc biệt trong trường hợp những triệu chứng kéo dài hơn năm phút):

  • Đau hoặc khó chịu ở các vùng khác trên cơ thể, bao gồm cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày.
  • Khó thở, hụt hơi.
  • Đổ mồ hôi, lạnh.
  • Cảm giác no, khó tiêu hoặc nghẹt thở (có thể giống như ợ nóng).
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Choáng váng, chóng mặt, suy nhược cực độ hoặc lo lắng.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

4. Phải làm gì nếu phát hiện các dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ

Nếu bản thân đang xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim trong vài tuần hoặc vài tháng, mọi người - đặc biệt là phụ nữ - đừng nên bỏ qua hoặc không để ý đến chúng. Trên thực tế, nữ giới có xu hướng mắc bệnh tim muộn hơn nam giới. Đàn ông thường mắc bệnh tim ở độ tuổi 50 và 60, còn phụ nữ ở độ tuổi 60 và 70.

Các bác sĩ cho biết rằng phụ nữ có xu hướng mắc bệnh tim muộn hơn đàn ông
Các bác sĩ cho biết rằng phụ nữ có xu hướng mắc bệnh tim muộn hơn đàn ông

Mọi người thông báo các vấn đề đến bác sĩ càng sớm thì càng có cơ hội ngăn chặn nguy cơ đau tim. Hãy lưu ý lại các triệu chứng và đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt. Khi đến bệnh viện, mọi người hãy cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho bác sĩ:

  • Các triệu chứng đã xảy ra và thời điểm xuất hiện triệu chứng
  • Tiền sử bệnh của gia đình có liên quan đến bệnh tim không
  • Thẳng thắn chia sẻ các nỗi lo lắng căng thẳng hoặc bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống mà mọi người nghĩ rằng có thể góp phần gây ra các vấn đề của bản thân.

Bác sĩ sẽ lắng nghe các triệu chứng và kiểm tra mạch và huyết áp của bệnh nhân. Họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, cùng nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định tim của bệnh nhân có bị tổn thương hay không.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan