Máy khử rung tim (ICD) là gì? Tổng quan về thiết bị khử rung tim

Máy khử rung tim (Implantable Cardioverter-Defibrillator, viết tắt là ICD) là một thiết bị y khoa được sử dụng để kiểm soát và phục hồi nhịp tim bất thường.

1. Máy khử rung tim là gì? Cơ chế hoạt động của máy ICD

Thiết bị khử rung tim là thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được cấy ghép vào ngực của bệnh nhân. Máy liên tục giám sát nhịp tim và phát hiện các loại rối loạn nhịp tim, như nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất. Khi phát hiện những rối loạn này, ICD sẽ phát ra các cú sốc điện để khôi phục nhịp tim.

Trong khi máy tạo nhịp tim chủ yếu ngăn nhịp tim chậm đến mức nguy hiểm, ICD sẽ giải quyết vấn đề về nhịp tim nhanh. Có hai loại ICD cơ bản:

  • ICD truyền thống được đặt trong ngực. Dây điện hay còn gọi là dây dẫn sẽ được gắn vào tim.
  • ICD dưới da (S-ICD) được đặt dưới da ở bên ngực, phía dưới nách. Nó được gắn vào một hệ thống cảm biến, gọi là điện cực, chạy dọc theo xương ức. S-ICD lớn hơn ICD truyền thống và không được nối vào tim.
Máy khử rung tim là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được cấy ghép vào ngực của bệnh nhân nhằm giám sát nhịp tim
Máy khử rung tim là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được cấy ghép vào ngực của bệnh nhân nhằm giám sát nhịp tim

2. Khi nào nên sử dụng máy ICD?

Máy khử rung tim ICD liên tục kiểm tra nhịp tim không đều và sẽ điều chỉnh khi nhịp tim trở nên bất thường, đặc biệt trong trường hợp ngừng tim. ICD là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân sống sót sau cơn ngừng tim.

Thiết bị này ngày càng được sử dụng nhiều ở những người có nguy cơ cao bị ngừng tim đột ngột. Máy khử rung tim giúp làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột do ngừng tim hơn là dùng thuốc đơn thuần. Trong trường hợp bệnh nhân bị chứng nhịp tim không đều - nhịp nhanh thất kéo dài, bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị đặt ICD. Thiết bị cũng được đề nghị đặt trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân mắc chứng nhịp tim không đều có thể được khuyến nghị đặt máy ICD
Bệnh nhân mắc chứng nhịp tim không đều có thể được khuyến nghị đặt máy ICD

3. Tầm quan trọng của máy ICD

  • Can thiệp kịp thời: Máy khử rung tim có khả năng can thiệp ngay lập tức khi phát hiện rối loạn nhịp tim, giảm thiểu rủi ro biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.
  • Phòng ngừa ngưng tim đột ngột: ICD giảm nguy cơ tử vong đột ngột do ngưng tim, thường hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc.

4. Những rủi ro có thể xảy ra khi cấy ghép ICD

Rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng máy khử rung tim cấy ghép (ICD), bao gồm:

  • Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép;
  • Sưng, chảy máu hoặc bầm tím;
  • Tổn thương mạch máu do dây ICD;
  • Chảy máu quanh tim, có thể đe dọa tính mạng;
  • Máu rò rỉ qua van tim nơi đặt dây dẫn ICD;
  • Vỡ phổi;
  • Chuyển động của thiết bị hoặc dây dẫn có thể dẫn đến rách hoặc cắt cơ tim. Biến chứng này được gọi là thủng tim tuy hiếm xảy ra.
iệc lựa chọn và cấy ghép ICD phải được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện
Việc lựa chọn và cấy ghép ICD phải được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý rối loạn nhịp tim. Sự phát triển của công nghệ này không chỉ cung cấp một phương pháp điều trị hiệu quả mà còn mang lại sự an tâm cho những bệnh nhân có nguy cơ cao về các vấn đề tim mạch. Trong khi đó, việc lựa chọn và cấy ghép ICD phải được thực hiện dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng của các bác sĩ chuyên môn, đảm bảo rằng mỗi bệnh nhân nhận được sự chăm sóc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của họ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan