Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ, hay còn gọi là MAT, là một hình thức hiếm gặp của nhịp tim bất thường, thường gặp ở những người mắc bệnh phổi. Điều trị nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường tập trung vào can thiệp để ổn định nhịp tim bị rối loạn.

1. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ là gì?

Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT) là khi người bệnh có nhịp tim bất thường được phát ra từ các buồng tâm nhĩ, tầng trên của tim tạo ra nhịp tim nhanh và không đều. Tương tự như các dạng nhịp nhanh nhĩ khác, nhịp tim trong trường hợp này có thể vượt quá 100 nhịp mỗi phút và có thể đạt tới 180 nhịp mỗi phút.

Thuật ngữ "nhịp tim nhanh nhĩ hỗn loạn" cũng được sử dụng để mô tả tình trạng này.

1.1. Sự khác biệt giữa rung nhĩ và nhịp nhanh nhĩ đa ổ là gì?

Cả hai tình trạng đều là dạng nhịp tim bất thường xuất hiện tại buồng nhĩ, tầng trên của tim. Thông thường, nếu người bệnh bị nhịp nhanh nhĩ đa ổ thì bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt với rung nhĩ. Bác sĩ của bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa chúng dựa trên kết quả điện tâm đồ của bạn, đặc biệt là bằng cách kiểm tra các sóng P thể hiện sự co bóp của tâm nhĩ.

Khoảng một nửa số người mắc nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ trải qua tình trạng rung tâm nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành. Ở độ tuổi trung bình là 70, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này. Mặc dù vậy, nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em.

Nói chung, khi mắc phải nhịp nhanh nhĩ đa ổ, người bệnh thường đang trong tình trạng bệnh nặng. Đây là một dạng nhịp tim bất thường hiếm gặp, chiếm ít hơn 1% trong tổng số các trường hợp rối loạn nhịp tim.

1.2. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân như thế nào?

Khi tim bạn đập quá nhanh thì sẽ không có nhiều thời gian để bơm nhiều máu vào bốn buồng tim. Khi đó, máu nghèo Oxy sẽ di chuyển qua các buồng tim trước khi đi đến phổi để hấp thụ oxy. Sau khi được bơm máu và nạp oxy, máu sẽ tiếp tục di chuyển và lưu thông khắp cơ thể bạn.

Tuy nhiên, do thời gian giữa các chu kỳ bơm máu ngắn, lượng máu trong mỗi buồng tim sẽ giảm xuống dưới mức cần thiết. Điều này có nghĩa là mỗi nhịp tim sẽ mang theo một lượng máu ít hơn so với bình thường đến các tế bào trong cơ thể.

Khi tim bạn đập quá nhanh thì sẽ không có nhiều thời gian để bơm nhiều máu vào bốn buồng tim
Khi tim bạn đập quá nhanh thì sẽ không có nhiều thời gian để bơm nhiều máu vào bốn buồng tim

1.3. Các triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ đa ổ là gì?

Khi xảy ra nhịp nhanh đa ổ thì các triệu chứng thường không có. Tuy nhiên, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng thì sẽ có 1 số triệu chứng rõ ràng được liệt kê dưới đây:

  • Đau ngực.
  • Đánh trống ngực.
  • Hụt hơi.
  • Ngất xỉu.
Các triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ thường bao gồm đau ngực, hụt hơi hoặc có thể là ngất xỉu
Các triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ thường bao gồm đau ngực, hụt hơi hoặc có thể là ngất xỉu

1.4. Nguyên nhân nào gây ra nhịp nhanh nhĩ đa ổ?

Hầu hết mọi người mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ (từ 60% đến 85%) thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe của hệ hô hấp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đây là vấn đề phổ biến nhất ở loại nhịp tim bất thường này.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

2. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ được chẩn đoán như thế nào?

Điện tâm đồ (ECG) là xét nghiệm duy nhất mà bác sĩ cần thực hiện để chẩn đoán tình trạng nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT). Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ, bác sĩ có thể đề xuất thêm các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang ngực.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm tim (thường ít khi được thực hiện).

3. Điều trị nhịp nhanh nhĩ đa ổ như thế nào?

Nhiều người mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường chỉ cần được điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Sau khi nguyên nhân được điều trị, thường thấy bệnh cũng giảm đi hoặc biến mất.

Thông thường khi bệnh nhập viện vì suy hô hấp thì thường cũng sẽ dễ mắc phải nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ. Bác sĩ sẽ nhanh chóng cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị cho nhịp nhanh nhĩ đa ổ và rối loạn nhịp tim của bạn có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chẹn beta như metoprolol (Lopressor® hoặc Toprol®XL).
  • Bổ sung magiê và kali.
  • Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi như verapamil (Verelan® hoặc Calan®) hoặc diltiazem (Diltzac® hoặc Cardizem®).
Sử dụng các loại thuốc để điều trị các chứng rối loạn nhịp tim thường là phương pháp cần thiết.
Sử dụng các loại thuốc để điều trị các chứng rối loạn nhịp tim thường là phương pháp cần thiết

Trong trường hợp hiếm khi, có thể cần phải thực hiện cắt bỏ nút AV và sử dụng máy điều hòa nhịp tim.

Thuốc cho MAT có thể gây ra tác dụng phụ:

  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Đau bụng.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Táo bón.

4. Làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh?

Giữ cho các vấn đề về tim hoặc phổi của bệnh nhân không trở nên tồi tệ hơn có thể làm giảm nguy cơ bệnh.

4.1. Nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ kéo dài bao lâu?

Tình trạng bệnh thường biến mất ngay sau khi bạn điều trị được nguyên nhân gây ra nó.

4.2. Làm thế nào để chăm sóc bản thân mình?

Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi trong một thời gian. Điều này chỉ xảy ra với 25% những người có nhịp nhanh nhĩ đa ổ.

4.3. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân sẽ cần phải đến các cuộc hẹn tái khám để giải quyết vấn đề gây ra nhịp nhanh nhĩ đa ổ. Nếu đó là tình trạng lâu dài, bạn sẽ cần đến khám thường xuyên để đảm bảo rằng nó được kiểm soát.

Thường xuyên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh tình của người bị rối loạn nhịp tim là cần thiết
Thường xuyên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh tình của người bị rối loạn nhịp tim là cần thiết

4.4. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi gì?

  • Tôi cần dùng thuốc kê toa cho tôi trong bao lâu?
  • Tiên lượng cho tình huống cụ thể của tôi là gì?
  • Tôi có thể bị bệnh lần nữa không?

Nhìn chung, các dấu hiệu của tình trạng nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ thường không rõ ràng, do đó người bệnh thường sẽ vô cùng ngạc nhiên khi mình được chẩn đoán về bệnh này.

Lúc này điều quan trọng là người bệnh cần phải liên tục tái khám với bác sĩ để điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim cũng nhưng các vấn đề sức khỏe liên quan về hệ hô hấp của mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

6 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec